Sự bất hợp lý dẫn đến thất bại các mô hình kinh tế giảm nghèo

(Baonghean) - Những năm qua, từ triển khai xây dựng một số mô hình kinh tế ở địa bàn miền núi hiệu quả đã góp phần thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào miền Tây của tỉnh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, có những mô hình đã “chết yểu” ngay sau khi dự án kết thúc, hoặc không thể triển khai tiếp. Đó là một trong những vấn đề mà thời gian qua cử tri phản ánh nhiều đến đại biểu dân cử. 

Tại huyện 30a Tương Dương, đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân thuộc các dân tộc thiểu số Thái, Khơ mú, Mông, Ơ đu  có nhiều khó khăn. Các mô hình kinh tế trở thành cứu cánh đối với đồng bào.

Trong đó phải kể đến những mô hình trồng rau an toàn, chăn nuôi bò, lợn… không chỉ mở lối thoát nghèo cho người dân mà còn góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những mô hình khi triển khai không nhận được sự hưởng ứng từ người dân. Trong đó phải kể đến 2 mô hình trồng chuối tiêu hồng và trồng mây ở huyện Tương Dương.

Vườn chuối tiêu hồng thuộc dự án ở bản Chắn (xã Thạch Giám, Tương Dương) bị héo úa dần. Ảnh: Đào Thọ
Vườn chuối tiêu hồng thuộc dự án ở bản Chắn (xã Thạch Giám, Tương Dương) bị héo úa dần. Ảnh: Đào Thọ

Mô hình trồng chuối tiêu hồng ở bản Chắn là một trong những hạng mục giúp xã Thạch Giám “cán đích” nông thôn mới vào cuối năm 2015. Cũng phải nói rằng, mô hình kinh tế này từng mang lại hiệu quả khi mới vừa đưa vào triển khai từ 5 năm về trước.  Mô hình có nguồn vốn đầu tư là 170 triệu đồng do 23 hộ dân thực hiện với tổng diện tích là 3ha.

Ông Vang Văn Đoàn, một người dân ở bản Chắn, xã Thạch Giám nhớ lại: Năm 2012 khi chính quyền địa phương bắt đầu triển khai mô hình, bà con nông dân bản Thái phía tả ngạn sông Lam rất hào hứng. Bản Chắn chỉ cách thị trấn Hòa Bình - trung tâm huyện Tương Dương một con sông, và từ lâu nông sản của bà con đã thành hàng hóa.

Chuối là cây trồng quen thuộc của người bản địa, nhưng chuối tiêu hồng là giống cây mới nên kích thích sự quan tâm của người dân bản Chắn vốn rất năng động và cần cù lao động. Người dân đã rất nhanh chóng nắm bắt những hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp. Từ năm 2013, người dân bản Chắn tham gia mô hình đã có sản phẩm chuối tiêu hồng bán ở chợ huyện góp phần cải thiện thu nhập…

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2015. Vườn chuối bắt đầu thoái hóa. “Những lứa cây sau cứ còi cọc dần. Buồng chuối cũng nhỏ đi. Có những vườn chuối tàn lụi gần nửa số cây” - anh Lô Văn Thương, một người trồng chuối tiêu hồng theo mô hình kinh tế ở bản Chắn cho biết. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do thiếu nước tưới. Trong thời gian đó, hạn hán kéo dài diễn ra trên địa bàn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích chuối tiêu hồng. Hiện khu vực mô hình chuối tiêu hồng ở bản Chắn chỉ còn một vài nhà duy trì trồng.

Mô hình trồng cây mây nguyên liệu được triển khai trên địa bàn nhiều xã của huyện Tương Dương như Tam Đình, Yên Hòa, Nga My… từ năm 2015 đến nay cũng đang dần đi vào quên lãng. Tại bản Quang Phúc, xã Tam Đình, Trưởng bản Lô Văn Mộc cho biết, ban đầu bản có 17 hộ tham gia mô hình nhưng nay chỉ còn một vài nhà vẫn duy trì việc chăm sóc cây mây.

Người dân không có mặn mà với cây này bởi thời gian gần đây giá cả rớt sâu. “Mỗi yến mây chỉ còn 15.000 đồng thôi nên người ta bỏ cho thành cây hoang. Cây mây lại khó khai thác, không đạt ngày công” - ông Mộc cho biết thêm. 

Những gì còn lại của vườn chuối tiêu hồng theo dự án. Ảnh: Đào Thọ
Những gì còn lại của vườn chuối tiêu hồng theo dự án. Ảnh: Đào Thọ

Trao đổi về thất bại của 2 mô hình nói trên; đối với cây chuối tiêu hồng, ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và  PTNT huyện Tương Dương nêu nguyên nhân do người tham gia chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng cây chuối tiêu hồng. “Mỗi khóm chỉ được phép cho phát triển 2 cây, trong khi vì “tiếc” nên bà con đã không chặt tỉa bớt làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả vườn” - ông Kha cho biết.

Một nguyên nhân nữa cũng theo ông Lô Khăm Kha do địa bàn bản Chắn không thể khoan giếng, nguồn nước tưới cũng hạn chế nên khi gặp hạn, chuối tiêu hồng đã không phát triển như mong muốn. 

Đối với cây mây, ông Lô Khăm Kha cũng cho rằng việc không tuân thủ quy trình kỹ thuật cũng là nguyên nhân để cây mây phát triển không tốt và khó khai thác. Ông Kha cho rằng bà con đã không chăm sóc kỹ thứ cây trồng này trong khi mây là thứ cây dây leo cần phải cắm cọc hoặc trồng cây để tạo chỗ cho dây mây leo lên. Nếu không có chỗ dựa để phát triển, dây mây sẽ cuộn lại, chậm phát triển lại vừa khó khai thác.

Thực tế ở Tương Dương, hiện sản phẩm chuối tiêu hồng vẫn là mặt hàng được ưa chuộng tại chợ huyện, nhưng vì người dân bản Chắn chưa biết nên khôi phục thứ cây trồng như thế nào cho hiệu quả. Theo ông Lô Khăm Kha thì huyện chỉ khuyến khích phát triển chứ không nhân rộng mô hình này nữa. Tuy nhiên, có một nguyên nhân cũng cần bàn đến, đó là trước khi các mô hình, dự án triển khai cơ quan chức năng chưa có những khảo sát chắc chắn và đánh giá có tính khoa học về  sự bền vững của dự án; như về những yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu địa hình, nhất là đối với địa bàn vùng cao. 

Cũng liên quan đến các dự án, mô hình thoát nghèo của các địa phương miền Tây Nghệ An, đã có nhiều trường hợp dự án thất bại ngay khi vừa triển khai. Cách đây một vài năm, với sự hỗ trợ của Chương trình 30a và nông thôn mới, nhiều hộ dân ở huyện Quỳ Châu được hỗ trợ bò, lợn sinh sản và vịt bầu. Tuy nhiên, nhiều bò và lợn sinh sản bị chết chỉ thời gian ngắn sau khi người dân nhận về nuôi.

Nguyên nhân sau đó được làm rõ là do người dân miền núi chưa quen với việc nuôi nhốt, trong khi đây không phải là giống vật nuôi bản địa nên không thích nghi được với điều kiện môi trường, thời tiết. Đối với vịt, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 80 con, nhưng cũng chỉ nuôi được trong một thời gian rất ngắn dù là vịt bản địa.

Lý do, cơ quan chức năng địa phương đã không tính đến việc, đàn vịt 80 con trong thời gian thúc lớn cần ít nhất nửa bì lúa mỗi ngày, trong khi điều kiện khe lạch nhỏ trên rừng núi không đủ để chúng tự tìm thức ăn. Vì không thể nuôi được nên cả đàn vịt người ta giết thịt ăn dần. Đây chính là những bất hợp lý trong việc thực hiện các mô hình xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi. 

Vi Phương

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...