Sự biến tướng của tục 'trộm dâu'

(Baonghean) - Tục "trộm dâu" của người Thái và "kéo vợ" của người Mông mang nét nhân văn và độc đáo, đã hình thành từ xa xưa và lưu truyền cho đến nay. Gần đây, do thực tế xã hội cùng với sự nhận thức sai lạc của một số người tập tục này đã có sự biến tướng, và bị gọi chệch đi thành "trộm vợ", "cướp vợ", "cướp dâu"…

Cách đây 10 năm, trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp rộ lên một vài vụ việc biến tướng của tục "trộm dâu" trong đồng bào Thái từng được người dân truyền tai nhau và các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Đêm 12/1/2007, một tốp thanh niên ở xã Châu Tiến tấp xe máy vào bìa rừng bàn chuyện cướp một cô gái 16 tuổi, ở bản Phẩy, xã Châu Tiến, đem về bản Quang Hương, xã Châu Quang.

Cô gái bị các thanh niên bắt, ép buộc lên xe máy. Ảnh: Internet.
Cô gái bị các thanh niên bắt, ép buộc lên xe máy. Ảnh: Internet.

Vụ việc không thành do có sự can thiệp từ người anh trai của cô gái. Trước đó ít ngày, 6 thanh niên ở xã Châu Hồng chạy xe máy 15 km đến dãy trọ Trường THPT Dân tộc nội trú huyện "áp tải" một nữ sinh đang học lớp 11 tên là Lô Thị Th. về bản để làm vợ người bạn tên là Đức. Lần này, cán bộ của trường cùng một số học sinh đuổi theo nên giải cứu được Th. để em tiếp tục đến trường... Sau vụ việc này, gia đình nhà Đức bị phạt theo quy định trong cộng đồng, còn bản thân Đức bị UBND xã Châu Hồng phạt hành chính 300.000 đồng.

Trước đó, từ năm 2004 - 2007, các hình thức biến tướng của tục "trộm dâu" như hai trường hợp nêu trên cũng xảy ra lẻ tẻ tại một số huyện miền núi Nghệ An như: Qùy Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương… Đa phần những vụ việc đó không bị cộng đồng lên án nhiều hoặc không "đến tai" các phương tiện truyền thông đại chúng là do tâm lý "im lặng chấp nhận" sự đã rồi của cô gái và gia đình, do hậu quả để lại không đến mức nặng nề, hoặc các lý do khác…

Một tập tục trong đám cưới truyền thống của người Thái Quỳ Hợp.
Một tập tục trong đám cưới truyền thống của người Thái Quỳ Hợp.

Thực ra, việc "trộm dâu" trong cộng đồng người Thái vùng Nghệ An không phải là sự tùy tiện mà có những quy định rõ ràng, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay người ta đã có sự nhận thức rõ ràng về quyền tự do kết hôn, quyền con người. Kết quả nghiên cứu về tục "trộm dâu" cho biết, tập tục này lưu truyền từ xưa tới nay luôn được coi là nét nhân văn và mang tính bồi đắp, kết nối sức mạnh cộng đồng.

Giải thích về điều này, ông Sầm Văn Hòa 79 tuổi, trú tại bản Yên (xã Châu Quang, Quỳ Hợp) cho biết: Tục "trộm dâu" luôn được ghi nhận là một khe cửa hẹp trong cánh cổng rộng mở của luật tục hôn nhân truyền thống. "Khe cửa hẹp" này đã cứu vãn được không ít tình trạng bế tắc, tránh những hậu quả thương tâm do sự dại dột quẫn trí của những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì một lý do nào đó, đã không được hai bên bố mẹ cho phép… 

Qua các vụ việc "cướp vợ" từ năm 2004 - 2007, cơ quan quản lý, các cấp chính quyền, đoàn thể và những người uy tín trong cộng đồng đã có sự tuyên truyền, bảo ban tích cực đối với con cháu trong làng bản. Sự vào cuộc này đã đem lại một kết quả tích cực, bằng chứng là suốt 10 năm nay chưa có một vụ "cướp vợ" nào trong cộng đồng bị coi là sai trái và phải lên án…

Vậy nhưng, vào ngày 4/2/2017 vừa qua, một vụ "cướp vợ" giữa thanh thiên bạch nhật bằng phương tiện xe máy được quay video và post lên mạng xã hội. Video này được cho là quay tại địa điểm ngã ba xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp). Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội Facebook, video cùng những thông tin về vụ việc này được nhiều báo mạng và người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng khắp gần như đã tạo thành một "hiệu ứng hot" đầu năm 2017… Qua theo dõi một vài comment của các bạn trẻ, kể cả các thanh niên người dân tộc Thái, thật khó chấp nhận khi họ vẫn còn đang đánh đồng hành động "cướp vợ" trong video này với phong tục của dân tộc Thái.

Việc lợi dụng luật tục để “bắt trộm”, "cướp vợ" đang càng ngày càng bị lên án, vì đó là hành vi xâm hại đến quyền tự do thân thể, quyền tự do hôn nhân của công dân, do đó cần được ngăn chặn kịp thời, xử lý theo pháp luật của Nhà nước. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cũng làm cho các cô gái nhận thức được quyền tự do yêu đương, quyền lựa chọn hôn nhân và bảo vệ hạnh phúc của bản thân mình. Cộng đồng dân cư các xóm bản người Thái nhiều nơi đã cụ thể hoá luật tục bằng văn bản được mọi người đồng tình, nhằm làm cho luật tục của bản mường thực sự nằm trong phạm vi pháp luật của Nhà nước...

Sầm Văn Bình

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.