Sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những 'chiến binh' ở CDC Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những cán bộ, y, bác sĩ của CDC Nghệ An - những “chiến sĩ áo trắng” từng ngày, từng giờ xông pha nơi tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 là một trong những minh chứng về tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân hy sinh”…

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, cùng với cả nước, tỉnh ta đã và đang phải đối mặt với rất nhiều cam go, khó khăn, thử thách. Hình ảnh của các lực lượng tuyến đầu chống dịch đã để lại những dấu ấn đậm sâu trong mỗi chúng ta về sự hy sinh cao cả và tinh thần dũng cảm, không ngừng vượt lên gian khó, hiểm nguy để chăm lo sức khỏe cho nhân dân, đem lại sự bình an cho mọi nhà, mọi miền. Và, những cán bộ, y, bác sỹ  - những “Chiến sĩ áo trắng” từng ngày, từng giờ xông pha nơi tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 là một trong những minh chứng cụ thể cho tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân hy sinh”…

Đã nhiều đêm, cán bộ, y, bác sĩ của CDC thức trắng để thần tốc lấy mẫu, truy vết. Ảnh: CDC Nghệ An
Đã nhiều đêm, cán bộ, y, bác sĩ của CDC thức trắng để thần tốc lấy mẫu, truy vết. Ảnh: CDC Nghệ An

Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - cơ quan “đầu não” trong hệ thống xét nghiệm Covid-19 của Nghệ An, hơn 200 cán bộ, nhân viên y tế đã làm việc suốt ngày đêm. Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát ở tỉnh ta, những “chiến sĩ áo trắng” đã chạy đua từng phút, từng giờ và làm việc với 200-300% sức lực của mình để chống chọi với cuộc chiến này.

Lãnh đạo CDC Nghệ An luôn là những người đầu tiên có mặt tại các điểm dịch để cùng với các đồng chí lãnh đạo đưa ra các quyết định nhanh nhất để triển khai công tác chống dịch ngay lập tức. Ảnh: CDC Nghệ An
Lãnh đạo CDC Nghệ An luôn là những người đầu tiên có mặt tại các điểm dịch để cùng với các đồng chí lãnh đạo đưa ra các quyết định nhanh nhất để triển khai công tác chống dịch ngay lập tức. Ảnh: CDC Nghệ An
Giữa mùa Hè nóng nực, thường trực trong bộ đồ bảo hộ kín bưng suốt quãng thời gian làm việc, họ xông pha "mặt trận” không quản ngày đêm với tinh thần quyết tâm, đồng lòng “chống dịch như chống giặc”. Họ vừa tiến hành lấy mẫu, vừa tiếp nhận mẫu của các địa phương trong tỉnh để xét nghiệm. Từ tổ báo cáo, tổ giám sát truy vết cho đến đội ngũ xét nghiệm đều làm việc như những con thoi, vận hành hết công suất.
Các tổ công tác.
Những ngày dịch bùng phát, các tổ công tác liên tục nhận lệnh hành quân trong đêm. Ảnh: CDC Nghệ An

Tổ báo cáo thường xuyên cập nhật các thông tin, số liệu từ tuyến huyện, các bệnh viên để phân tích trường hợp nào đã cách ly, lấy mẫu và ngược lại, thông tin cho các đơn vị phụ trách để giám sát, truy vết…

Đội ngũ xét nghiệm luôn sẵn sàng 24/24 giờ, thậm chí đi xuyên đêm để lấy mẫu các đối tượng nguy cơ cao, các đối tượng sàng lọc cộng đồng, tránh bỏ sót các đối tượng nghi ngờ. Khi cần kíp, huy động thêm các y, bác sĩ của các bệnh viện góp sức, mỗi đêm có thể lấy tối đa đến 6.000 mẫu và sau đó chạy đua với thời gian tiến hành phân tích kết quả xét nghiệm một cách nhanh nhất. Áp lực vô hình luôn đè nặng lên mỗi chiến sĩ nơi đây. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch thì họ đều đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ lây nhiễm luôn tiềm ẩn.

Hết ổ dịch này đến ổ dịch khác
Hết ổ dịch này đến ổ dịch khác, nhiều y, bác sĩ hiếm có giây phút ngơi nghỉ. Ảnh: CDC Nghệ An

Mỗi ngày, có hàng ngàn mẫu được đưa đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để xét nghiệm khẳng định. Ngay từ khi tiếp nhận mẫu từ các đơn vị y tế địa phương, cán bộ, nhân viên y tế của trung tâm ngay lập tức bắt tay vào công việc của mình. Phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm, những kỹ thuật viên luôn cần mẫn, chuyên tâm để làm sao có kết quả nhanh nhất, bởi họ hiểu rằng ngành Y tế và biết bao nhiêu người dân đang đợi kết quả xét nghiệm. Từng mẫu xét nghiệm cho ra kết quả là công sức và biết bao giọt mồ hôi thấm ướt bộ đồ bảo hộ của họ.

Các kỹ thuật viên phải trang bị đồ bảo hộ kín mít, nóng nực ngồi nhiều tiếng liền trong phòng xét nghiệm ở CDC Nghệ An. Ảnh: CDC Nghệ An
Các kỹ thuật viên phải trang bị đồ bảo hộ kín mít, nóng nực ngồi nhiều tiếng liền trong phòng xét nghiệm ở CDC Nghệ An. Ảnh: CDC Nghệ An

Theo các cán bộ, nhân viên y tế nơi đây, thời điểm cho ra kết quả cũng là lúc họ cảm thấy hồi hộp nhất. Cảm xúc vui mừng khi kết quả âm tính và buồn bã, lo lắng khi nhận kết quả dương tính ập đến với họ hàng ngày. Ai nấy chỉ mong sao dịch bệnh được đẩy lùi, bình yên đến với nhân dân và cuộc sống bình thường sớm quay trở lại.

Khi phát hiện ca bệnh mới, ngay lập tức tổ giám sát truy vết họp, phân công nhiệm vụ để điều tra và truy vết nhằm đảm bảo một cách thần tốc nhất để điều tra các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh. Sau đó có sự chỉ đạo nhuần nhuyễn cho các đơn vị ngăn chặn lây lan, tránh phát tán rộng hơn. Vì công việc, các “chiến sĩ áo trắng” đã quên đi sức khỏe của chính bản thân mình, trải qua những đêm dài thức trắng. Những suất cơm hộp ăn vội, thậm chí chuyện đi vệ sinh cũng hy hữu. Ngày qua ngày, thời gian nghỉ ngơi của họ càng trở nên ít ỏi, hiếm hoi. Có những người đã kiệt sức, lả đi vì lao lực suốt thời gian dài… Nhưng rồi chỉ ít ngày sau, họ vẫn vững chí, tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nhiều người chỉ kịp thiếp đi bên bàn làm việc,
Nhiều lắm những đêm làm việc không nghỉ, nhiều người thiếp đi bên bàn làm việc. Ảnh: CDC Nghệ An
Chợp mắt
....hay tranh thủ chợp mắt dăm phút ngay tại nơi lấy mẫu. Ảnh: CDC Nghệ An

Đặc thù của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là phụ nữ nhiều, con cái còn nhỏ. Vì thế, nhiều bác sĩ, y tá đã không ngăn nổi dòng nước mắt khi không thể làm tròn bổn phận làm con lúc cha mẹ ốm đau, lòng đau nhói nhìn con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ. Họ lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc. Và nhiều người cha, người mẹ đang bận làm nhiệm vụ chẳng thể ở bên động viên con trong kỳ thi quan trọng sắp tới… Họ và gia đình thân yêu của mình đã phải hy sinh những niềm hạnh phúc vốn có vì cuộc chiến khốc liệt này. Vượt lên tất thảy, những “chiến sĩ áo trắng” của nhân dân đã gói ghém những nỗi niềm ấy và giấu kín trong tim để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 chưa biết ngày nào kết thúc.

"Chiến trường nào cũng gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh; các anh, các chị và các bạn thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” đang dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình như lời dạy của Bác Hồ kính yêu" - đây là một phần trong thư biểu dương của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi các y, bác sĩ, nhân viên ngành Y trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. 

Và đó cũng là suy nghĩ và cảm xúc của mỗi chúng ta đối với sự cống hiến, hy sinh cao quý của các cán bộ, y, bác sĩ nơi tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.

Để “chia lửa”, tri ân và giúp các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên vơi bớt gian truân, hiểm nguy, khó nhọc, sớm được trở về đoàn tụ với gia đình khi dịch bệnh kết thúc, mỗi người dân hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Hãy tuân thủ nghiêm túc và tuyên truyền vận động người thân thực hiện khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế và các quy định của cơ quan chức năng, từ đó phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân, người thân, đồng nghiệp và cộng đồng. Đồng thời tích cực tham gia góp sức cùng các tổ phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng để thành trì ngăn dịch từ cơ sở phát huy hiệu quả cao nhất./.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.