Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nga bất ngờ cảnh báo ông Trump về sức mạnh Triều Tiên; Hàn Quốc, Mỹ vẫn tiến hành tập trận chung trước thềm PyeongChang 2018; Biệt thự của nữ chính trị gia Myanmar San Suu Kyi bị ném bom xăng; Chiến dịch ông Tập chống băng đảng mafia Trung Quốc... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Nga bất ngờ cảnh báo ông Trump về sức mạnh Triều Tiên

Ảnh: Express
Ảnh: Express
Hãng tin Anh Express dẫn lời dại sứ Nga Aleksandr Matsegora cho rằng, Tổng thống Donald Trump nên nghĩ kỹ trước khi thực hiện lời tuyên bố đáp trả Triều Tiên bằng "lửa và cơn thịnh nộ".

Quan chức ngoại giao này cho biết thêm, các chuyên gia Nga nói với ông rằng Chủ tịch Kim Jong Un đang tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự kể từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng năm ngoái.

"Có thể nói người Triều Tiên đã đạt được một bước tiến thực sự trong chương trình tên lửa của họ trong năm vừa qua", đại sứ Matsegora nhận định.

Ông nhận định các vụ thử tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản không chỉ là màn phô trương sức mạnh mà còn là nguy cơ đáng sợ, với khả năng tên lửa trục trặc rất cao. Nhà ngoại giao Nga nói với các phóng viên ở Tokyo: "Chẳng ai có thể đảm bảo một ngày nào đó nó không thất bại".

2. Hàn Quốc, Mỹ vẫn tiến hành tập trận chung trước thềm PyeongChang 2018
Binh sỹ tham gia cuộc tập trận chung Hàn Quốc - Mỹ tại Pohang, Hàn Quốc ngày 2/4/2017. Nguồn: AFP/TTXVN
Binh sỹ tham gia cuộc tập trận chung Hàn Quốc - Mỹ tại Pohang, Hàn Quốc ngày 2/4/2017. Nguồn: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng yêu cầu giấu tên của Hàn Quốc ngày 1/2 tiết lộ rằng, nước này và Mỹ vẫn tiến hành một cuộc tập trận chung thường kỳ trong tuần này, trong bối cảnh Hàn Quốc và Triều Tiên đang có những động thái hòa giải trước thềm Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018. 
Theo quan chức trên, cuộc tập trận mang tên "Warrior Strike" kéo dài 4 ngày với sự tham gia của nhiều binh sỹ Mỹ, trong đó có các binh sỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2, đóng tại Hàn Quốc cùng một số binh sỹ Hàn Quốc. 

3. Biệt thự của nữ chính trị gia Myanmar San Suu Kyi bị ném bom xăng

Biệt thự bên hồ của bà Suu Kyi. Ảnh: Getty.
Biệt thự bên hồ của bà Suu Kyi. Ảnh: Getty.
Phát ngôn viên chính phủ Myanmar hôm 1/2 cho biết một quả bom xăng đã được quăng vào biệt thự ven hồ của cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi ở Yangon.

Phát ngôn viên Zaw Htay xác nhận thông tin trên nhưng không cung cấp thêm chi tiết về động cơ vụ tấn công nhằm vào chính trị gia này.Quả bom xăng chỉ gây hư hại nhỏ.

Bà Suu Kyi từng bị chính quyền quân sự Myanmar trước đây quản thúc tại gia trong ngôi nhà bên hồ nói trên, ở miền nam Myanmar trong 15 năm. Bà được thả tự do vào năm 2010.

4. Chiến dịch ông Tập chống băng đảng mafia Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP.
Trung Quốc vừa phát động một chiến dịch chống mafia toàn quốc chưa từng có tiền lệ, nhằm loại bỏ vấn nạn tham nhũng đang tràn lan trong các quan chức cấp cơ sở cấu kết với xã hội đen, vốn bị coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), theo SCMP.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chiến dịch này được phát động sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức họp kín với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trong đó ông cảnh báo rằng bất cứ sự thông đồng nào giữa quan chức chính quyền với mafia sẽ không được dung thứ.

Chiến dịch chống mafia dưới sự lãnh đạo của ông Tập và gần 30 cơ quan, tổ chức đảng, nhà nước nhằm mục đích củng cố tính chính danh của CPC và khôi phục lại niềm tin của người dân vốn đã bị xói mòn đối với sự lãnh đạo của đảng.

5. Thái Lan tịch biên hàng loạt bất động sản của bà Yingluck

 Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Hơn 30 tài sản của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bị tịch biên để đền bù cho thiệt hại mà chính phủ bà gây ra trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi.
Ngày 31/1, luật sư Noppadol Laothong, người đại diện của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck, cho biết số tài sản trên bao gồm căn nhà ở Soi Nawamin 111 tại phía bắc Bangkok, nơi bà Yingluck đã sống trong phần lớn đời mình trước khi chạy trốn ra nước ngoài hồi tháng 8, không lâu trước ngày tòa án Thái Lan phán quyết về trách nhiệm của bà Yingluck trong chương trình trợ giá gạo vào thời bà còn là thủ tướng.
6. Nga tiêu diệt nghi phạm âm mưu khủng bố ngày bầu cử
Đội đặc nhiệm FSB. Ảnh: Sputnik
Đội đặc nhiệm FSB. Ảnh: Sputnik
Một đội đặc nhiệm FSB đã ngăn chặn "các hoạt động của một thành viên thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), người lên kế hoạch về một vụ tấn công khủng bố tại thành phố Nizhny Novgorod", hãng thông tấn RT dẫn một thông báo của FSB.

"Theo thông tin tình báo, cuộc tấn công sẽ diễn ra vào đúng ngày bầu cử tổng thống Nga", thông báo cho biết thêm.

Trong lúc bị đội đặc nhiệm truy bắt, nghi phạm nổ súng chống trả nhưng cuối cùng đã bị bắn hạ. Một thiết bị nổ gây sát thương cao cũng như nhiều vũ khí và đạn dược đã được tìm thấy tại nơi trú ẩn của hắn.

7. Mỹ chấn động vụ Tư lệnh Hải quân nhận hối lộ tình dục

Tư lệnh Troy Amundson, phải, trò chuyện với các thành viên Hải quân Philippines trên tàu khu trục USS Halsey ở Manila năm 2010. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tư lệnh Troy Amundson, phải, trò chuyện với các thành viên Hải quân Philippines trên tàu khu trục USS Halsey ở Manila năm 2010. Ảnh: Hải quân Mỹ
CNN đưa tin, cựu Tư lệnh Troy Amundson, 50 tuổi, thú nhận đã nhận nhiều khoản hối lộ, trong đó có việc chấp nhận sự phục vụ của một số gái bán dâm, từ nhà thầu nước ngoài Leonard Glenn Francis, còn được gọi là "Leonard Béo", và công ty Glenn Defense Marine Asia của ông này đặt ở Singapore. Đổi lại, ông Amundson cho công ty này nhiều hợp đồng của Hải quân  Mỹ.

"Amundson thừa nhận từ tháng 9/2012 tới tháng 10/2013, Francis đã trả tiền ăn tối, đồ uống, du lịch cùng nhiều chi phí giải trí, cả dịch vụ mại dâm cho Amundson và một số sĩ quan Hải quân Mỹ khác", CNN trích thông cáo của Văn phòng Công tố Mỹ ở San Diego, California.

Vụ điều tra "Leonard Béo" bắt đầu năm 2013 và đến nay, 20 trong số 29 bị cáo đã nhận tội. Francis nhận tội hối lộ và gian lận năm 2015.

8. Nam Phi: Mất điện tại mỏ vàng, 1.000 người mắc kẹt dưới lòng đất

Khu mỏ vàng Beatrix. Ảnh: Gold Fields.
Khu mỏ vàng Beatrix. Ảnh: Gold Fields.
Hơn 1.000 thợ mỏ đang mắc kẹt dưới lòng đất sau sự cố mất điện khi đang làm việc dưới mỏ vàng Beatrix, miền trung Nam Phi.

Đại diện mỏ vàng này, ông James Wellsted cho biết, hiện tất cả các thợ mỏ đều an toàn, đang được cung cấp thức ăn và nước uống. Các nhân viên cứu hộ cũng đang khẩn trương đưa những người bị mắc kẹt lên khỏi mặt đất trong thời gian sớm nhất có thể.

Đã có ít nhất 65 thợ mỏ được giải cứu. Trong thời gian chờ đợi khắc phục sự cố mất điện, máy phát điện khẩn cấp được huy động để đưa các thợ mỏ lên khỏi mặt đất.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.