Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Lộ tin Triều Tiên "quay ngoắt" hủy gặp Mỹ ở Hàn; Nga tố Mỹ chuẩn bị can thiệp quy mô lớn vào bầu cử Tổng thống; Sau Trung Quốc, Nhật Bản viện trợ lớn cho bầu cử Campuchia;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Lộ tin Triều Tiên "quay ngoắt" hủy gặp Mỹ ở Hàn

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngồi gần trưởng đoàn đại biểu Triều Tiên Kim Jong Nam và bà Kim Yo Jong, em gái Chủ tịch Kim Jong Un, tại lễ khai mạc Olympic ở Pyeongchang, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/Reuters)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngồi gần trưởng đoàn đại biểu Triều Tiên Kim Jong Nam và bà Kim Yo Jong, em gái Chủ tịch Kim Jong Un, tại lễ khai mạc Olympic ở Pyeongchang, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/Reuters
Phó Tổng thống Mike Pence đã đồng ý gặp các quan chức Triều Tiên trong thời gian Olympic ở Hàn Quốc nhưng Bình Nhưỡng đã hủy vào giờ chót.
Thông tin trên vừa được Washington Post hé lộ. Theo báo này, cuộc gặp được sắp xếp diễn ra vào ngày 10/2 nhưng trước giờ gặp chưa đầy hai tiếng đồng hồ, phía Triều Tiên đã thông báo rút lui. 
Đây cũng là ngày đoàn đại biểu Triều Tiên gồm em gái ông Kim Jong Un là Kim Yo Jong có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và mời ông thăm Bình Nhưỡng.
2. Nga tố Mỹ chuẩn bị can thiệp quy mô lớn vào bầu cử Tổng thống
Tổng thống Putin phát biểu trước những người ủng hộ. Ảnh: thedogmachronicle.
Tổng thống Putin phát biểu trước những người ủng hộ. Ảnh: thedogmachronicle.
Tờ Tin tức của Nga Izvestia dẫn nguồn từ báo cáo “Sự xâm phạm" đề cập đến sự can thiệp của Mỹ vào bầu cử ở Nga trong các chiến dịch bầu cử Tổng thống các năm 1996-2018 nhấn mạnh, Washington đang có kế hoạch sử dụng một loạt các công cụ, bao gồm tung thông tin, các hoạt động tâm lý và tài trợ đối lập. Mục tiêu chính của các hành động này là chia rẽ quá trình bầu cử ở Nga. 

Theo ý kiến của tác giả bản báo cáo, đồng thời thành viên Hội đồng khoa học thuộc Hội đồng An Ninh Nga Andrei Manoilo, đây không phải là âm mưu đầu tiên của Mỹ can thiệp vào bầu cử Tổng thống Nga.

3. Sau Trung Quốc, Nhật Bản viện trợ lớn cho bầu cử Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham gia bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử địa phương hồi năm 2017. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham gia bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử địa phương hồi năm 2017. Ảnh: Reuters
Reuters ngày 21/2 dẫn lời Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Hidehisa Horinouchi cho biết, hiện tại Ủy ban bầu cử Quốc gia Campuchia cần các thùng phiếu mới để thay thế hàng loạt thùng phiếu cũ được Tokyo tài trợ cách đây 20 năm.

“Những thùng phiếu này là biểu tượng viện trợ của Nhật Bản cho nền dân chủ ở Campuchia và tôi hy vọng những thùng phiếu này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho việc tổ chức các cuộc bầu cử trong tương lai một cách suôn sẻ. Tôi hy vọng Campuchia sẽ tổ chức thành công một kỳ bầu cử phản ánh thực chất nguyện vọng của người dân”, Đại sứ Horinouchi nói.

Tổng giá trị hơn 10.000 thùng phiếu này khoảng 7,5 triệu USD. Nhật Bản được coi là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho bầu cử ở Campuchia.

4. Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Quan hệ Mỹ-Nga sẽ khó hàn gắn

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Nguồn: TASS/TTXVN
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Nguồn: TASS/TTXVN
Theo AFP, ngày 21/2, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết sẽ “rất khó khăn” để cải thiện các mối quan hệ Mỹ-Nga, hiện xuống mức thấp kỷ lục kể từ thời Chiến tranh Lạnh liên quan tới các cáo buộc can thiệp bầu cử và các cuộc khủng hoảng tại Syria và Ukraine.
Ông Ryabkov đã cáo buộc Mỹ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, sau khi Washington buộc tội 13 công dân Nga can thiệp vào chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ giai đoạn 2014-2016 nhằm ủng hộ doanh nhân Donald Trump và làm mất uy tín đối thủ Hillary Clinton.
5. Nam Phi: 6 người thiệt mạng trong vụ tấn công đồn cảnh sát
Nguồn: thesouthafrican.com
Nguồn: thesouthafrican.com
Ngày 21/2, năm cảnh sát và một quân nhân đã bị bắn chết sau cuộc tấn công của một nhóm cướp có vũ trang tại một đồn cảnh sát ở thị trấn Queenstown thuộc tỉnh Eastern Cape, Nam Phi.
Cảnh sát địa phương cho biết nhóm cướp này đã bất ngờ đột nhập đồn cảnh sát Encobo vào rạng sáng 21/2 và xả súng liên tiếp vào lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại đây, sau đó lấy đi toàn bộ vũ khí.
6. Malaysia bắt giữ 10 nghi phạm "tiếp tay" cho khủng bố
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ngày 21/2, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 10 đối tượng bị tình nghi hỗ trợ phiến quân khủng bố tại bang Sabah miền Đông nước này và khu vực các tỉnh miền Nam Philippines. 
Đây là đợt bắt giữ thứ 2 kể từ đầu năm đến nay, sau hàng loạt cuộc truy quét phiến quân tại các điểm nóng về phong trào Hồi giáo cực đoan. 
Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Mohamad Fuzi Harun cho biết, vụ bắt giữ được tiến hành trong khoảng thời gian từ 25/1 đến 6/2.
7. Tai nạn xe buýt ở Sri Lanka và Peru
Hiện trường vụ nổ xe buýt.
Hiện trường vụ nổ xe buýt.
Ngày 21/2, một vụ nổ xe buýt nghiêm trọng tại Diyathalawa (Sri Lanka) đã khiến 19 người, trong đó có 12 binh sĩ bị thương.
Ông Sumith Atapattu, phát ngôn viên quân đội Sri Lanka cho biết, các nhà chức trách đã mở cuộc điều tra về vụ việc và nghi ngờ đây là một vụ nổ bom hoặc lựu đạn, nhưng không phải là một vụ tấn công khủng bố.
Chiếc xe buýt gặp nạn khi đang trong hành trình từ Bandarawela tới Ebarawa. Vụ nổ đã khiến chiếc xe buýt cháy trơ khung nhưng may mắn không có người thiệt mạng. 
Hiện trường vụ tai nạn tại Peru. Ảnh: AFP
Hiện trường vụ tai nạn tại Peru. Ảnh: AFP
Cùng ngày, tại Peru, một xe bus chở khách lao xuống khe núi sâu khoảng 100m khiến ít nhất 44 người thiệt mạng. 

Vụ tai nạn xảy ra tại khúc cua của một đường cao tốc ở quận Ocona. Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và tuyên bố đã triển khai các hoạt động cứu nạn khẩn cấp.

8. Thân tín của Thủ tướng Israel đồng ý làm chứng trong cuộc điều tra tham nhũng
Shlomo Filber. Ảnh: Times of Israel.
Shlomo Filber. Ảnh: Times of Israel.
Phụ tá của ông Netanyahu được cho là sẽ ra điều trần chống lại ông trong cuộc điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến một công ty viễn thông.

Shlomo Filber, đồng minh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong hơn 20 năm và từng là quan chức phụ trách bộ thông tin truyền thông, sẽ ra làm chứng để tránh bị ngồi tù, theo các hãng tin lớn của Israel. Cảnh sát chưa xác nhận thỏa thuận này, theo AFP.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.