Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Triều Tiên cử đại biểu tham dự Lễ bế mạc Olympic PyeongChang 2018; 600 phóng viên quốc tế đăng ký đưa tin bầu cử ở Ai Cập; Nghi phạm vụ Kim Jong Nam đến Campuchia tập dượt ám sát;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Triều Tiên cử đại biểu tham dự Lễ bế mạc Olympic PyeongChang 2018

Hình ảnh đoàn VĐV Hàn Quốc và Triều Tiên diễu hành dưới chung lá cờ
Hình ảnh đoàn VĐV Hàn Quốc và Triều Tiên diễu hành dưới chung lá cờ "Bán đảo Triều Tiên thống nhất" tại lễ khai mạc Olympic PyeongChang. Ảnh: AP
Ngày 22/2, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên thông báo sẽ cử Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên do Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Bắc Triều Tiên Kim Yong-chul dẫn đầu, tới tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018 diễn ra vào ngày 25/2. Đoàn đại biểu sẽ rời Hàn Quốc trở về nước vào ngày 27/2.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Triều Tiên đã gửi thư với nội dung rằng, nước này sẽ gửi đoàn đại biểu cấp cao do ông Kim Yong-chul dẫn đầu với ba ngày lịch trình từ ngày 25/2. Ông Kim Yong-chul hiện kiêm nhiệm Chủ tịch Mặt trận thống nhất Triều Tiên.

Theo nội dung bức thư, ngoài ông Kim Yong-chul, Đoàn đại biểu còn có sáu quan chức cấp cao khác.

2. 600 phóng viên quốc tế đăng ký đưa tin bầu cử ở Ai Cập

Ủy ban bầu cử Ai Cập chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống 2018. Ảnh: Al Ahram
Ủy ban bầu cử Ai Cập chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống 2018. Ảnh: Al Ahram
Giám đốc Cơ quan quản lý báo chí Ai Cập Karam Gabr nói rằng, chính quyền Ai Cập đang làm việc nhằm tạo điều kiện và giải quyết bất kỳ trở ngại nào mà các nhà báo và phóng viên có thể gặp phải trong thời gian đưa tin cuộc bầu cử Tổng thống 2018.

Đầu tháng này, Ai Cập đã cho phép Cơ quan Bầu cử quốc gia Ai Cập (NEA) phê duyệt 1.558 nhà báo từ các cơ quan báo in, phát thanh và truyền hình trong nước đưa tin cuộc bầu cử. Cơ quan Bầu cử quốc gia Ai Cập cũng cấp 116 giấy phép cho các cơ quan báo chí, truyền hình.

3. Cảnh sát Bỉ bao vây kẻ mang vũ khí gần trường học

Cảnh sát có vũ trang đã được huy động đến để phong tỏa một phần quận Forest, thủ đô Brussels, Bỉ nhằm vây bắt một đối tượng có vũ khí vào ngày 22/2. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát có vũ trang đã được huy động đến để phong tỏa một phần quận Forest, thủ đô Brussels, Bỉ nhằm vây bắt một đối tượng có vũ khí vào ngày 22/2. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát vũ trang và trực thăng đã được triển khai tới khu dân cư Forest ở thủ đô Brussels, Bỉ, AP ngày 2/2 đưa tin. Truyền thông địa phương dẫn lời lãnh đạo quận Forest cho biết cảnh sát "nghi ngờ về sự xuất hiện của một người đàn ông có trang bị vũ khí" đang cố thủ trong một căn nhà thuộc quận này. 

Theo hãng tin RT, Nga, ngôi nhà trên nằm gần một trường tiểu học có khoảng 350 học sinh. Các em học sinh đã được đưa vào trong những tòa nhà để đảm bảo an toàn. Cảnh sát chưa trả lời các câu hỏi của báo chí. Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy đây là một vụ việc liên quan đến khủng bố.  

4. Nga sẵn sàng xem xét dự thảo nghị quyết của LHQ về Syria
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Nguồn: TASS
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Nguồn: TASS
Sputnik đưa tin, ngày 22/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moskva sẵn sàng xem xét một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc ngừng bắn ở Syria.
Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Lavrov nói: “Dự thảo nghị quyết này…chúng tôi sẵn sàng xem xét.”
Theo Ngoại trưởng Nga, lệnh ngừng bắn không được phép áp dụng với các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Mặt trận Nursa, song “các đối tác phương Tây của Nga không sẵn sàng loại bỏ rõ ràng những kẻ khủng bố khỏi lệnh ngừng bắn.”
5. Nghi phạm vụ Kim Jong Nam đến Campuchia tập dượt ám sát
Cảnh sát đưa nghi phạm Siti Aisyah rời tòa án hôm 22/2. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát đưa nghi phạm Siti Aisyah rời tòa án hôm 22/2. Ảnh: Reuters.
Nữ nghi phạm người Indonesia trong vụ ám sát người được cho là Kim Jong Nam khai ở tòa rằng cô bị lừa đến Campuchia với mục đích tham gia chương trình truyền hình.

Ông Gooi Soon Seng, luật sư của nghi phạm Siti Aisyah, nói trước tòa án ở Shah Alam, ngoại ô Kuala Lumpur, ngày 22/2 rằng cô khẳng định bị lừa để tham gia vào một chương trình truyền hình chơi khăm, với tình tiết là “phục kích” và bất ngờ phun một loại chất lỏng vào mặt đối tượng. Nhà điều tra cho rằng những diễn biến này được xem như tập dượt cho cuộc ám sát thực sự.

6. Hàn Quốc đã chi bao nhiêu cho em gái ông Kim Jong-un?

Cô Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Cô Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Ngày 22/2, một quan chức Hàn Quốc cho hay, nước này đã chi khoảng 240 triệu won ((223.237 USD) cho phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới tham dự Thế vận hội Pyeongchang bao gồm em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong 3 ngày.

Reuters đưa tin theo một quan chức giấu tên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, số tiền này chủ yếu được chi trả cho phòng nghỉ, đi lại và thức ăn phục vụ 4 thành viên đại diện cho phái đoàn Triều Tiên cùng 18 nhân viên của những người này.

Trong đó, cô Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức Triều Tiên khác đã nghỉ lại khách sạn Walkerhill. Đây là khách sạn 5 sao nằm phía đông thủ đô Seoul.

7. Tổng thống Philippines Duterte muốn điều quân tới Trung Quốc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) đề xuất đưa quân đội nước này sang Trung Quốc huấn luyện chống khủng bố.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) đề xuất đưa quân đội nước này sang Trung Quốc huấn luyện chống khủng bố.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay, ông muốn điều động quân đội tới Trung Quốc để huấn luyện kỹ năng chống khủng bố. Trong khi, Manila vẫn luôn lo lắng về hành động xây dựng trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Theo tờ Philippine Star, ông Duterte cho hay ông muốn “cân bằng” hoạt động huấn luyện cho các binh sĩ Philippines, lực lượng vốn đã quá quen thuộc hợp tác với quân đội Mỹ. Ông Duterte cũng nhấn mạnh, đề xuất đưa quân đội sang Trung Quốc huấn luyện không có nghĩa là Manila sẽ cắt đứt quan hệ đồng minh truyền thống với Mỹ.

8. Sau cơn sốt “Ivanka Triều Tiên”, ái nữ nhà Trump được cử tới Hàn Quốc
Cô Ivanka Trump. Ảnh: Getty
Cô Ivanka Trump. Ảnh: Getty
Theo hãng tin Yonhap, cô Ivanka, con gái lớn và cũng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự bế mạc Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc vào ngày 25/2 tới.

"Chuyến thăm sắp tới của cố vấn Tổng thống Mỹ nhằm chúc mừng Hàn Quốc tổ chức thành công Thế vận hội mùa Đông và khẳng định lại mối quan hệ liên minh Mỹ-Hàn", Yonhap dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 21/2 cho biết.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.