Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -Triều Tiên tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng tấn công hạt nhân Mỹ; Cháu rể ông Đặng Tiểu Bình bị truy tố; Ai Cập khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống; Thêm 2 cố vấn cấp cao của Nhà Trắng có thể rời bỏ Tổng thống Trump;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Triều Tiên tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng tấn công hạt nhân Mỹ

Quân đội Triều Tiên tập trận bên bờ biển. Ảnh: KCNA
Quân đội Triều Tiên tập trận bên bờ biển. Ảnh: KCNA
Theo đài NHK (Nhật Bản), Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 23/2 đã đăng tải bài viết khẳng định quân đội nước này đang đẩy mạnh việc triển khai các đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Theo Rodong Sinmun, Triều Tiên hiện sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom nhiệt hạch. Báo Triều Tiên khẳng định nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra nhằm vào Mỹ.

2. Cháu rể ông Đặng Tiểu Bình bị truy tố

Ngô Tiểu Huy
Ngô Tiểu Huy
Sáng 23/2, trang web của Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc đưa tin, Ngô Tiểu Huy, nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty TNHH cổ phần Tập đoàn bảo hiểm An Bang (gọi tắt là Tập đoàn An Bang) đã bị truy tố theo pháp luật do có dấu hiệu phạm tội kinh tế.
Do hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn An Bang có khả năng gây nguy hại nghiêm trọng đến năng lực bồi thường của công ty và để đảm bảo cho An Bang được hoạt động bình thường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tham gia bảo hiểm, Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc quyết định tiếp quản Tập đoàn An Bang trong thời gian 1 năm, bắt đầu từ ngày 23/2/2018.
3. Ai Cập khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống
Tổng thống đương nhiệm Abdel-Fattah Al-Sisi (trái) và người đứng đầu đảng Ghad (tạm dịch là Ngày mai) Moussa Mustafa Moussa (phải).
Tổng thống đương nhiệm Abdel-Fattah Al-Sisi (trái) và người đứng đầu đảng Ghad (tạm dịch là Ngày mai) Moussa Mustafa Moussa (phải).
Ngày 24/2, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ai Cập (NEC) chính thức công bố tên các ứng cử viên sẽ in trên phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống trong 2 ngày ngày 26 và 28/3/2018.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống chính thức bắt đầu vào ngày 24/2. Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ai Cập cho phép 11 ngày để các ứng cử viên vận động cử tri ở nước ngoài và 28 ngày để vận động cử tri ở trong nước. Ngoài ra, ứng viên có thể rút khỏi cuộc đua đến ngày 1/3.

4. Thêm 2 cố vấn cấp cao của Nhà Trắng có thể rời bỏ Tổng thống Trump

Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly (bìa phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Japan Times.
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly (bìa phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Japan Times.
Căng thẳng kéo dài giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và hai trợ lý hàng đầu của ông, là Cố vấn An ninh Quốc gia và Chánh văn phòng đã lên tới mức có thể một trong hai người này hoặc cả hai sẽ từ chức.

Cả Cố vấn McMaster và Chánh văn phòng John Kelly đều xuất thân quân nhân. Giới quan sát chính trị Mỹ xem họ là có ảnh hưởng đối với đương kim Tổng thống Mỹ. Hai vị này cũng đã thuyết phục ông Trump về tầm quan trọng của các liên minh quốc tế, đặc biệt là NATO – tổ chức đã bị ông Trump chỉ trích là không chia sẻ bình đẳng các gánh nặng với Mỹ.

5. Phó Thủ tướng Australia từ chức vì dính bê bối tình ái

 Phó Thủ tướng Barnaby Joyce từ chức vì bê bối tình ái. Ảnh: BBC.
Phó Thủ tướng Barnaby Joyce từ chức vì bê bối tình ái. Ảnh: BBC.

Phó Thủ tướng Barnaby Joyce ngày 23/2 tuyên bố, ông sẽ từ chức Chủ tịch đảng Quốc gia trong liên minh cầm quyền. Động thái này diễn ra sau khi dư luận lên tiếng yêu cầu ông từ chức sau những bê bối ngoại tình của ông với một cựu nhân viên.

Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Barnaby Joyce cho biết, mặc dù từ chức trong Nội các, nhưng ông vẫn giữ ghế trong Quốc hội để bảo vệ vị thế của liên minh cầm quyền tại Quốc hội. Hiện trong Quốc hội, liên minh cầm quyền chỉ hơn phe đối lập 1 ghế.

6. Nghị sĩ Hàn Quốc đòi xử tử đại biểu Triều Tiên dự Olympic

Các thành viên đảng Hàn Quốc Tự do biểu tình trước Phủ Tổng thống. Ảnh: Yonhap.
Các thành viên đảng Hàn Quốc Tự do biểu tình trước Phủ Tổng thống. Ảnh: Yonhap.
Khoảng 70 nghị sĩ từ đảng Hàn Quốc Tự do bảo thủ ngày 23/2 biểu tình bên ngoài Nhà Xanh, hối thúc Tổng thống Moon Jae-in cho hủy chuyến thăm của ông Kim. 

Ông Kim bị cáo buộc đứng sau một chuỗi cuộc tấn công Hàn Quốc, trong đó có vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan làm 46 người chết và nã pháo vào đảo Yeonpyeong năm 2010. Triều Tiên luôn bác bỏ cáo buộc đánh chìm tàu chiến Hàn Quốc.

Baek Tae-hyun, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết chính phủ nước này ý thức được mối nghi ngại về chuyến thăm của ông Kim tới Hàn Quốc, nhưng coi đây là "cơ hội cải thiện quan hệ liên Triều và việc giải quyết hòa bình có thể được cải thiện". 

7. Philippines triệu đại sứ Mỹ phản đối báo cáo về Tổng thống Duterte

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Sputnik.
Chính phủ Philippines ngày 23/2triệu tập đại sứ Mỹ Sung Kim tới gặp Salvador Medialdea, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Rodrigo Duterte, để phản đối nội dung báo cáo "Đánh giá mối đe dọa toàn cầu" được Mỹ công bố hồi tuần trước, AFP đưa tin. 

Ông Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, cho biết Manila chỉ trích mạnh mẽ Washington vì báo cáo này coi cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte là "mối đe dọa khu vực". 

"Tổng thống Duterte không phải nhà độc tài hay có xu hướng chuyên chế. Ông luôn tuân thủ luật pháp và trung thành với hiến pháp Philippines", ông Roque tuyên bố.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.