Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua

(Baonghean.vn) - Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ; Thị trường tài chính chao đảo do bầu cử Mỹ; EU lên danh sách trừng phạt nghị sỹ Nga; Đánh bom đẫm máu tại lãnh sứ quán Đức ở Afghanistan;... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.

1 - Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Ông Donald Trump đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Vượt qua mốc 270 phiếu đại cử, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã đánh bại đối thủ Dân chủ Hillary Clinton để đắc cử Tổng thống Mỹ. Chiến thắng bất ngờ này của ông Trump, một người chưa từng có kinh nghiệm chính trị, đã gây sốc cho không chỉ nhiều người Mỹ mà còn cả thế giới. Ngoài vị trí Tổng thống, Đảng Cộng hòa còn giành được quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Nếu không xảy ra “kiện cáo” nào từ phe tranh cử của bà Clinton thì dự kiến vào tháng 12/2016, đại cử tri đoàn Mỹ sẽ chính thức bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống mới của nước này. Sau đó tân Tổng thống Mỹ theo thông lệ sẽ nhậm chức vào tháng 1/2017.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ, đối thủ của ông Trump trong đường đua vào Nhà Trắng ngày 9/11 đã tới khách sạn Peninsula ở Manhattan để trấn an những người ủng hộ và thừa nhận chiến thắng của ông Trump. Trong tuyên bố của mình, bà Hillary đã gửi lời chúc mừng ông Trump và bày tỏ hy vọng ông sẽ là Tổng thống thành công của tất cả người dân Mỹ.

Lãnh đạo thế giới chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với chính quyền tương lai tại Washington. Đáng chú ý, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 9/11 đã gửi điện chúc mừng doanh nhân Donald Trump về chiến thắng của ông này trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

2 - Thị trường tài chính chao đảo do bầu cử Mỹ

Thị trường tài chính và hàng hóa thế giới đứng trước một cơn bão lớn.
Thị trường tài chính và hàng hóa thế giới đứng trước một cơn bão lớn.

Anh và châu Âu đang đánh giá tình hình sau khi chứng khoán mất giá mạnh vì Donald Trump thắng cử.

Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2% vào đầu phiên giao dịch trước khi gỡ lại được một số mất mát và mất khoảng 0,7% tính tới giữa trưa. Các thị trường chứng khoán chính khác ở châu Âu cũng mất điểm, với dòng tiền dồn vào chứng khoán có độ an toàn cao, vàng và các loại tiền tệ khác bao gồm đồng yên.

Chỉ số CAC của Pháp và Dax của Đức đều giảm khoảng 1,5% sau khi giảm nặng hơn lúc bắt đầu giao dịch. Tuy nhiên, các thị trường và một số loại tiền tệ cũng không biến động quá mạnh như xảy sau trưng cầu dân ý Anh ra khỏi EU hồi tháng Sáu.

Các thị trường châu Á được mô tả có lúc như một "biển đỏ" trước khi thu hẹp lượng mất mát vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Tư. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 5,4%, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 2,2% và Shanghai Composite mất 0,6%.

Mexico dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi ông Trump từng cam kết xây tường dọc theo biên giới với Mỹ và đàm phán lại hiệp định mậu dịch của hai quốc gia.

Đồng bảng Anh tăng giá so với đồng đô la Mỹ, tăng 0,6%, với tỷ gia một bảng ăn 1,24 USD trong khi đồng euro cũng tăng 0,6% so với đôla Mỹ.

Đồng yên của Nhật Bản, được xem như là đồng tiền an toàn trong các tình huống biến động quốc tế, lên giá 2% so với đôla Mỹ.

3- EU lên danh sách trừng phạt nghị sỹ Nga

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Liên minh Châu Âu (EU) vừa đưa toàn bộ 6 đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ở vùng Crimea và Sevastopol vào danh sách trừng phạt.
Theo thông báo chính thức của EU, danh sách trừng phạt của tổ chức này ngày 9-11 đã được bổ sung thêm tất cả số đại biểu của Crimea tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga.
Trước đó, vùng lãnh thổ này cũng đã có 2 đại biểu bị EU đưa vào danh sách đen. Quyết định của EU có hiệu lực ngay kể từ ngày công bố (9-11) và kéo dài đến ngày 17-3-2017. Các cá nhân và tổ chức nêu trên bị cấm vào lãnh thổ và hệ thống ngân hàng của EU.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga coi động thái trên là đi ngược lại với việc thúc đẩy việc bình thường hóa đối thoại giữa các cơ quan lập pháp Nga - EU và sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

4 - Đánh bom đẫm máu tại lãnh sứ quán Đức ở Afghanistan

Hiện trường vụ đánh bom lãnh sứ quán Đức tại Afghanistan.
Hiện trường vụ đánh bom lãnh sứ quán Đức tại Afghanistan.
Hôm 11/11, một vụ đánh bom liều chết bằng xe hơi nhằm vào lãnh sự quán Đức tại thành phố Mazar-i-Sharif, miền bắc Afghanistan khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 115 người bị thương. Trong số những nạn nhân bị thương có nhiều phụ nữ và trẻ em. 4 người thiệt mạng bao gồm 2 dân thường và 2 người chưa được nhận diện. Phần lớn các nạn nhân bị thương đã được đưa tới bệnh viện Balkh để điều trị.

Theo ông Abdul Raziq Qaderi, Phó Giám đốc an ninh tỉnh Balkh, chiếc xe chứa bom đã phát nổ ở cổng lãnh sự quán, phá tan cổng vào và các bức tường bao quanh. “Cảnh sát đã phong tỏa khu vực này và lực lượng an ninh đã tiếp cận phía bên trong tòa nhà”, ông Qaderi cho biết.
 
Do tác động của vụ nổ, nhiều ngôi nhà và cửa hàng bị đổ sập và hư hại. An ninh tại thành phố đã được thắt chặt, nhưng người dân vẫn rất lo lắng sẽ xảy ra các vụ tấn công tiếp theo.

Sau vụ đánh bom kinh hoàng, nhóm phiến quân Taliban đã ra thông báo nhận trách nhiệm. Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Đức khẳng định đây là một vụ tấn công có vũ trang nhằm vào lãnh sự quán, nhưng không đề cập tới tình hình thương vong do vụ đánh bom này.
5 - "Biển người" xuống đường đòi Tổng thống Hàn Quốc từ chức
Người biểu tình tràn ngập một con phố chính ở Seoul ngày 12/11 (Ảnh: Reuters)
Người biểu tình tràn ngập một con phố chính ở Seoul ngày 12/11 (Ảnh: Reuters)

Có tới 1 triệu người dự kiến xuống đường vào hôm nay 12/11 để kêu gọi Tổng thống Park Geun-Hye từ chức sau vụ bê bối chính trị rúng động. Đây là một trong những cuộc biểu tình chống phủ lớn nhất tại Hàn Quốc trong những thập niên qua.

Các hình ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy nhiều người đã tràn ngập một số con phố chính ở thủ đô Seoul, mang theo các khẩu hiệu kêu gọi nhà lãnh đạo Hàn Quốc từ chức.

Cảnh sát cho biết họ đã lên kế hoạch để đối phó với đám đông khoảng 170.000 trong cuộc biểu tình, trong khi các nhà tổ chức nói họ hy vọng số người tham gia lên tới từ 500.000-1 triệu người.

Theo AFP, hàng nghìn người đã đi tàu và xe buýt từ các thành phố trên khắp Hàn Quốc tới Seoul để tham gia biểu tình. Thậm chí, một nhóm gồm khoảng 1.000 người đã bay tới từ hòn đảo nghĩ dưỡng Jeju ở phía nam Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc đã hai lần lên truyền hình lên tiếng xin lỗi về vụ bê bối và sa thải các quan chức cấp cao. Tuy nhiên, nhiều người không chấp nhận những lời xin lỗi của bà và yêu cầu bà từ chức. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với tổng thống thấp Park đã rơi xuống mức kỷ lục.

6 - Kỷ niệm tròn 99 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

Lễ tuần hành ở Nga.
Lễ tuần hành ở Nga.

Ngày 7/11 là ngày kỷ niệm tròn 99 năm CM XHCN Tháng Mười Nga thành công. Suốt nhiều ngày qua và đỉnh điểm là đúng ngày 7/11, nhiều cuộc mít tinh, tuần hành của những người cộng sản Nga đã diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố của Nga.

Ở Thủ đô Moscow, bất chấp trời mưa, lạnh, tuyết phủ dày ở nhiều nơi, đoàn tuần hành, mít tinh vẫn ngày càng đông hơn nhiều năm trước. Vào sáng ngày 7/11, Quảng trường Đỏ cũng đã diễn ra cuộc diễu binh, tái hiện lại cuộc “Duyệt binh thần thánh” năm 1941, cách đây tròn 75 năm.

7 - Pháp mở trung tâm nhân đạo đầu tiên cho người tị nạn ở Paris

 Trung tâm đón người tị nạn ở Paris.
Trung tâm đón người tị nạn ở Paris.

Nhà chức trách Pháp ngày 10/11 cho biết đã mở một trung tâm đón nhận tạm thời người di cư ở ngoại ô Paris, sau khi phá bỏ khu trại tị nạn ở Rừng Calais miền nam nước Pháp.

Được xây dựng ở phía Bắc thủ đô Paris và gần một nhà ga, trung tâm nhân đạo này có thể đón nhận từ 50 - 80 người/ngày, với sức chứa tới 400 người và dự kiến sẽ tăng lên 600 người vào cuối năm nay. Điều đặc biệt là trung tâm này chỉ hoàn toàn dành riêng cho những đàn ông độc thân.

Trung tâm do kiến trúc sư người Đức Walter Muller thiết kế sẽ cung cấp đầy đủ những phương tiện cần thiết, kể cả chăm sóc về y tế cho người di cư. Ngoài ra, người di cư cũng sẽ được tư vấn các thủ tục xin tị nạn trước khi được chuyển giao đến một trung tâm tiếp nhận dài hạn tại các địa phương khác. Thời gian lưu trú tối đa cho mỗi người là 10 ngày.

Theo thị trưởng Hidalgo, trung tâm nhân đạo này được mở ra là một cách để tránh phát sinh các lều lán tạm bợ trên các đường phố ở thủ đô Paris, trong khi chờ các giải pháp tiếp nhận dài hạn người tị nạn.

 8 - Nhật Bản - Hạ viện thông qua TPP, Thượng viện bắt đầu thảo luận

Quốc hội Nhật Bản phê duyết TPP.
Quốc hội Nhật Bản phê duyết TPP.

Ngày 11/11, Thượng viện Nhật Bản bắt đầu thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định TPP sau khi dự luật này được Hạ viện chấp thuận. Liên minh cầm quyền Đảng Tự do Dân chủ (LDP) và Đảng Công Minh mong muốn Hiệp định sẽ được phê chuẩn trong năm nay đưa Nhật Bản trở thành nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong số 12 nước tham gia.

Theo Hiến pháp Nhật Bản, kể cả trong trường hợp bị Thượng viện bác bỏ, TPP vẫn sẽ tự động có hiệu lực sau 30 ngày được Hạ viện thông qua. Tuy nhiên, giới quan sát bày tỏ quan ngại đối với triển vọng về TPP do ý kiến của Tổng thống Mỹ mới đắc cử ông Donald Trump là muốn huỷ bỏ Hiệp định này.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.