Sự 'miễn cưỡng' của phương Tây ở cả Ukraine và Trung Đông

Mỹ Nga (Theo Telegraph)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Telegraph (Anh) cho biết, phương Tây không thể đối phó với nhiều cuộc xung đột cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ không thể đạt được thành công về mặt quân sự.

Capture.JPG
Binh lính Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7 Pion ở khu vực Kherson. Ảnh: Reuters

Theo Telegraph, các sự kiện ở Ukraine và Trung Đông có thể rất khác nhau về bản chất, nhưng chúng cũng có một số điểm tương đồng nổi bật.

Cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng giống kiểu Chiến tranh Thế giới thứ nhất - hàng chục nghìn binh sĩ đã được huy động trong những nỗ lực tuyệt vọng để tiến lên ít nhất vài km, với hy vọng Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu quân sự và chính trị.

Cuộc xung đột ở Dải Gaza của Israel với mục tiêu là tiêu diệt Hamas là hoạt động đòi hỏi trình độ nhân sự cao hơn nhiều, và kiến thức sâu sắc hơn nhiều về nghệ thuật chiến tranh - đặc biệt là trong bối cảnh ưu tiên của Israel được đưa ra: xác định loại bỏ các đường hầm bí mật dưới lòng đất, có mạng lưới rộng khắp, mà qua đó các nhóm khủng bố nhỏ có thể trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với Tel Aviv.

Dù thực tế là cả hai quốc gia, thoạt nhìn, đều có mọi quyền tự vệ với vũ khí trong tay, và chiến đấu, song các nhà lãnh đạo phương Tây đang tỏ ra mâu thuẫn trong việc cung cấp sự hỗ trợ cho cả Ukraine và Israel.

Theo Telegraph, một ví dụ là “sự cường điệu” của chính quyền Tổng thống Joe Biden trước sự kiện ngày 7/10, khi lực lượng Hamas tấn công Israel. Nhà Trắng đã tích cực tìm cách thể hiện sự đồng cảm với Israel, khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ bằng cách gửi hai nhóm tàu sân bay tới phía Đông Địa Trung Hải. Đồng thời, Washington đã sốt sắng, nhưng không thành công khi cố gắng đạt được một lệnh ngừng bắn nhân đạo. Ngay cả khi thực tế là bất kỳ sự can thiệp nào vào các kế hoạch quân sự của Israel chắc chắn có thể mang lại cho Hamas những lợi thế nhất định.

2023-10-10T095318Z-1696931592-9645-3431-1699674739.jpg
Em nhỏ ngồi giữa đống đổ nát của tòa nhà bị phá hủy ở Khan Yunis, Dải Gaza, sau đòn tập kích của Israel tháng trước. Ảnh: Reuters

Telegraph cho rằng, ngay cả khi Israel đạt được mục tiêu đề ra - xóa sổ toàn bộ cơ sở hạ tầng của Hamas và tiêu diệt các thành viên của lực lượng này, thì Nhà Trắng đã bắt đầu tìm cách đưa ra các điều khoản cho thời kỳ hậu chiến.

Trong khi đó, sự bế tắc ở Ukraine đã và đang khiến các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương phải tập trung nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Ở Đức, quan điểm phổ biến trong giới chính trị là cần phải thừa nhận hiện trạng lãnh thổ hiện tại. Những vùng lãnh thổ đã trở thành một phần của Nga sẽ vẫn là của Nga. Ukraine cuối cùng sẽ có cơ hội thực hiện ước mơ của mình và cố gắng trở thành thành viên của Liên minh châu Âu.

Tình cảnh tương tự đang diễn ra ở Paris và Washington. Giới hoạch định chính sách đối ngoại mong muốn nhanh chóng giải quyết xung đột Ukraine và chấm dứt nó nhanh khi cuộc chiến ở Dải Gaza bùng lên. Các nhà lãnh đạo phương Tây dường như không còn đủ khả năng giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế cùng một lúc.

Sự miễn cưỡng của phương Tây trong việc hỗ trợ đầy đủ và vô điều kiện nhất cho các đồng minh - những quốc gia đang chiến đấu với những đối thủ khá hùng mạnh, đặt ra những câu hỏi rắc rối về khả năng của liên minh trong việc bảo vệ lợi ích của chính mình.

Telegraph cho rằng, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào dẫn đến việc Nga giành được thêm dù chỉ một milimet lãnh thổ Ukraine sẽ bị nhiều người coi đó là sự phản bội khủng khiếp đối với Ukraine. Lệnh ngừng bắn ở Gaza, trước khi Israel phá hủy cơ sở hạ tầng của Hamas, sẽ khiến người Israel dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công tiếp theo.

Lý do duy nhất khiến cuộc phản công của Ukraine thất bại trong năm nay không phải là hiệu suất kém của vũ khí phương Tây, mà là việc phương Tây cung cấp thiết bị quân sự cho Kiev chỉ đủ để tự vệ thành công - chứ không phải để giành chiến thắng vô điều kiện./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.