Sự nổi giận khủng khiếp của thiên nhiên

(Baonghean.vn) - Chỉ trong thời gian ngắn, khu vực châu Mỹ và Caribbean chứng kiến 4 cơn bão lớn, 1 trận động đất mạnh và gần trăm vụ cháy rừng.
Vào những ngày cuối tháng 8, siêu bão Harvey, được xếp vào cấp 4 trên thang báo bão 5 cấp của Mỹ, đã ảnh hưởng đến 1/4 dân số bang Texas, phía nam nước Mỹ, tức khoảng 6,8 triệu người ở 18 hạt. Theo thống kê, Harvey đã trút lượng nước hàng chục tỷ m3 xuống bang Texas, gây ngập úng nặng tại thành phố Houston. Siêu bão Harvey, với sức gió hơn 210 km/h, là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua. Trong ảnh, trung tâm thành phố Houston giữa mênh mông biển nước vào ngày 31/8.
Vào những ngày cuối tháng 8, siêu bão Harvey, được xếp vào cấp 4 trên thang báo bão 5 cấp của Mỹ, đã ảnh hưởng đến 1/4 dân số bang Texas, phía nam nước Mỹ, tức khoảng 6,8 triệu người ở 18 hạt. Theo thống kê, Harvey đã trút lượng nước hàng chục tỷ m3 xuống bang Texas, gây ngập úng nặng tại thành phố Houston. Siêu bão Harvey, với sức gió hơn 210 km/h, là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua. Trong ảnh: Tình trạng ngập lụt kinh hoàng ở thành phố Houston. Ảnh: Reuters.
Vừa trải qua bão Harvey, nước Mỹ lại sắp hứng chịu siêu bão Irma khủng khiếp với sức gió dự báo lên tới 295 km/h. Bão Irma, được cho là có khả năng tàn phá mạnh hơn cả bão Harvey, đang tiến vào bang Florida, Mỹ. Hiện tại, Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ đang tiến hành theo dõi diễn biến của siêu bão Irma. Trong ảnh, quang cảnh sau khi bão Irma đổ bộ vào đảo Saint Martin trên vùng biển Caribe hôm 7/9.
Vừa trải qua bão Harvey, những ngày qua nước Mỹ lại hứng chịu sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Irma. Siêu bão Irma mạnh cấp 5 với sức gió 300km/h, cấp độ mạnh nhất và khủng khiếp nhất theo cấp độ dự báo bão của Mỹ, đã tàn phá 95% hòn đảo Barbuda, St Martin trên biển Caribe, và đã đổ bộ vào Florida gây thiệt hại nặng nề. Trong ảnh: Thiên đường du lịch đảo St Martin trong hoang tàn đổ nát. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, trên Đại Tây Dương hiện tại, ngoài siêu bão Irma, còn có hai cơn bão nhiệt đới nữa mới hình thành tên là Jose và Katia. Trong chiều 6/9, Jose và Katia đã mạnh lên thành siêu bão. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, có ba cơn siêu bão cùng hoành hành trên Đại Tây Dương.   Theo tính toán của giáo sư khí tượng của đại học Colorado, Mỹ, ông Phil Klotzbach, sức mạnh của ba cơn bão Irma, Jose và Katia đã đạt mức kỷ lục vào hôm 8/9. Chỉ trong vòng ba ngày, sức mạnh của ba cơn bão này đã tương đương với sức mạnh của tất cả các cơn bão xảy ra trong khoảng một nửa mùa bão diễn ra hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 trên Đại Tây Dương. Mỗi mùa bão thường có 12 cơn bão và chỉ có ba siêu bão mạnh từ cấp ba trở lên.
Ngoài siêu bão Irma, còn có hai cơn bão nhiệt đới nữa có tên là Jose và Katia, trong chiều 6/9 đã mạnh lên thành siêu bão. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, có 3 cơn siêu bão cùng hoành hành trên Đại Tây Dương. Sức mạnh của 3 cơn bão Irma, Jose và Katia đã đạt mức kỷ lục vào hôm 8/9,  tương đương với sức mạnh của tất cả các cơn bão xảy ra trong khoảng một nửa mùa bão diễn ra hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 trên Đại Tây Dương. Mỗi mùa bão thường có 12 cơn bão và chỉ có 3 siêu bão mạnh từ cấp ba trở lên.
Trong khi đó, tại Mexico, trận động đất mạnh 8,2 độ richter làm rung chuyển bờ biển phía nam nước này lúc 23h49 ngày 7/9, khiến hơn 60 người đã thiệt mạng. Tổng thống Mexico gọi đây là trận động đất
Trong khi đó, tại Mexico, trận động đất mạnh 8,2 độ richter làm rung chuyển bờ biển phía nam nước này lúc 23h49 ngày 7/9, khiến hơn 60 người đã thiệt mạng. Tổng thống Mexico gọi đây là trận động đất "lớn nhất thế kỷ". Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính cường độ động đất ở mức nhẹ hơn là 8,1 độ, ngang với thảm họa xảy ra vào năm 1985 ở thủ đô Mexico City làm hơn 10.000 người chết.
Giới chức Mexico cho hay trận động đất mạnh đến mức có tới 50 triệu người trong tổng số 120 triệu dân trên cả nước có thể cảm nhận được. Thủ đô Mexico City ở cách tâm chấn động đất gần 800 km cũng bị ảnh hưởng.
Giới chức Mexico cho hay trận động đất mạnh đến mức có tới 50 triệu người trong tổng số 120 triệu dân trên cả nước có thể cảm nhận được. Thủ đô Mexico City ở cách tâm chấn động đất gần 800 km cũng bị ảnh hưởng.
Tính đến ngày 7/9, hơn 76 đám cháy rừng lớn đã xảy ra ở 9 bang phía tây nước Mỹ, bao gồm 21 vụ ở Montana và 18 vụ ở Oregon, theo trung tâm đối phó với hỏa hoạn liên bang. Từ đầu năm đến nay, các vụ cháy rừng đã thiêu rụi hơn 32.000 km2 rừng trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh, lính cứu hỏa bang California đang cố gắng ngăn đám cháy lan rộng tại hẻm La Tuna, thuộc dãy núi Verdugo, phía tây nam bang California.
Tính đến ngày 7/9, hơn 76 đám cháy rừng lớn đã xảy ra ở 9 bang phía tây nước Mỹ, trong đó bao gồm cả  21 vụ ở Montana,  18 vụ ở Oregon, theo trung tâm đối phó với hỏa hoạn liên bang. Từ đầu năm đến nay, các vụ cháy rừng đã thiêu rụi hơn 32.000 km2 rừng trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh: Một đám cháy ở hạt Santa Barbara, bang California đã lan rộng ra gấp 3 lần chỉ trong vòng 8 giờ. Ảnh: TNS
Ngày 2/9, một vụ cháy rừng ở phía Bắc Los Angeles (bang California, Mỹ) đã nhanh chóng lan rộng, trở thành vụ cháy lớn nhất trong lịch sử của thành phố này, khiến hàng trăm người phải sơ tán và đóng cửa đường cao tốc chính.Thị trưởng thành phố Los Angeles, ông Eric Garcetti, ban bố tình trạng khẩn cấp tối 2/9 và gọi đây là
Ngày 2/9, một vụ cháy rừng ở phía Bắc Los Angeles (bang California, Mỹ) đã nhanh chóng lan rộng, trở thành vụ cháy lớn nhất trong lịch sử của thành phố này, khiến hàng trăm người phải sơ tán và đóng cửa đường cao tốc chính.Thị trưởng thành phố Los Angeles, ông Eric Garcetti, ban bố tình trạng khẩn cấp và gọi đây là "vụ cháy lớn nhất trong lịch sử Los Angeles về diện tích". Đám cháy đã lan rộng khoảng 2.000 hecta, thiêu rụi 5 ngôi nhà và khiến ít nhất 300 người phải đi sơ tán.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.