Sự thật kinh hoàng về vũ khí hạt nhân

16/08/2017 22:55

(Baonghean.vn) - Chứng kiến sự leo thang của vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra kịch bản đáng sợ cho loài người và Trái Đất nếu một ngày chiến tranh hạt nhân xảy ra.

1. Vũ khí hạt nhân là gì?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vũ khí hạt nhân (Nuclear Weapon), là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào.

Vũ khí hạt nhân có sức công phá tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ, có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 – 160 km.

Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 quả bom hạt nhân được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6/8/1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả thứ hai có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki (Nhật Bản) 3 ngày sau đó, được làm từ plutonium.

2. Ai sản xuất ra vũ khí hạt nhân?

Hình ảnh thử bom nguyên tử của quân đội Mỹ 1951-1957.
Hình ảnh thử bom nguyên tử của quân đội Mỹ 1951-1957.

Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Mỹ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh và Canada trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là do sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu đựng sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945.

Liên Xô cũng đẩy mạnh Dự án vũ khí hạt nhân và chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950.

Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường của chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì một nền hòa bình mong manh lúc đó.

3. Sức mạnh hay sự hủy diệt?

Vụ ném bom kinh hoàng đã phá hủy hầu hết cấu trúc của thành phố vốn được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản
Vụ ném bom kinh hoàng đã phá hủy hầu hết cấu trúc của thành phố Hiroshima vốn được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản.

Hai quả bom hạt nhân đã được sử dụng trong chiến tranh tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến II cho thế giới thấy sức công phá và hủy diệt khủng khiếp của chúng. Nhưng, không vì vậy mà các kho dự trữ hạt nhân giảm xuống, nhất là sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân tăng lên một cách chóng mặt.

Tính đến năm 2014, trên thế giới có 10 quốc gia hạt nhân, trong đó mạnh nhất là hai cường quốc Nga và Mỹ với khoảng 8.500 và 7.500 đầu đạn hạt nhân. Tiếp đến là 3 cường quốc Anh, Pháp và Trung Quốc tương đương nhau với số đầu đạn 225, 300 và 250. Và cuối cùng là 3 tân quốc gia hạt nhân là Ấn Độ, Pakistan, Iran, Israel. Dù “chậm chân” hơn khoảng 20 – 30 năm, nhưng nay đã có trong kho khoảng trên dưới 100 đơn vị. Ngoài ra, Triều Tiên sở hữu con số nhỏ nhoi ước tính không quá 10 quả bom, mà chủ yếu là loại bom Plutonium thô sơ.

Với tiềm năng khác nhau giữa các quốc gia hạt nhân như vậy, một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra cũng có thể ở mức độ ác liệt rất khác nhau. Xét cho cùng, tai họa của một cuộc chiến tranh xảy ra, dù ở quy mô lớn nhỏ nào, cũng gây hậu quả rất lớn, nhiều mặt và lâu dài đến loài người trên toàn cầu.

4. Hậu quả từ một cuộc chiến tranh hạt nhân

Ở cấp độ nhỏ

Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.
Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.

Xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945. Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom.

Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.

Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%. Với 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt Trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt Trái Đất. Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển.

Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn Trái Đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm 3 độ C. Nhưng 20 năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Ở cấp độ toàn diện

Đây là một trong những thảm họa khiến loài người tự diệt vong. (Ảnh minh họa).
Đây là một trong những thảm họa khiến loài người tự diệt vong. (Ảnh minh họa).

Cấp độ này xảy ra khi các nước sử dụng với số lượng lớn vũ khí hạt nhân tấn công toàn bộ một quốc gia, bao gồm cả mục tiêu quân sự và dân sự. Cuộc tấn công như vậy nhằm phá hủy toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quân sự của một quốc gia thông qua tấn công hạt nhân áp đảo.

Nếu xảy ra cuộc chiến hạt nhân trên quy mô toàn diện như thế này thì có thể khiến cho loài người tuyệt chủng hoặc chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất.

6. Mùa đông hạt nhân

Mùa đông hạt nhân là một sự kiện biến đổi khí hậu được gây ra bởi hàng trăm, hoặc tệ  hơn hàng ngàn vụ nổ hạt nhân trên toàn thế giới nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Mùa đông hạt nhân là một sự kiện biến đổi khí hậu được gây ra bởi hàng trăm, hoặc tệ hơn hàng ngàn vụ nổ hạt nhân trên toàn thế giới nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Mùa đông hạt nhân là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tức là đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm ở mức rất lớn.

Các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi “chu du” vào lớp khí quyển. Kết quả là, đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt. Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào. Bởi vậy, ngày nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.

7. Những sự thật thú vị khác về vũ khí hạt nhân

- Tsutomu Yamaguchi người đàn ông Nhật Bản đã sống sót sau cả hai vụ đánh bom

– Thế giới có tới hơn 16 nghìn vũ khí hạt nhân.Nhưng để hủy diệt hàng loạt sự sống trên Trái Đất, 10 quả bom khinh khí đã là quá đủ.

– Những tác động của một vụ thử hạt nhân thật khủng khiếp. Các vụ thử vũ khí hạt nhân đã giết chết 120 nghìn người nhưng sự tàn phá kinh hoàng này lại được giữ im lặng một cách kỳ lạ.

– Quả bom thả xuống Nagasaki thực ra mục tiêu là thành phố Kokura của Nhật nhưng các đám mây đã làm lệch mục tiêu ban đầu. Quả bom đã được thả bằng quan sát của phi công.

Vụ ném bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt đã làm sập nhà cửa, gây ra thương vong, làm chấn động nước Nhật, nhưng cái cây bén rễ từ thế kỷ 17 ấy vẫn đứng vững, không chết, không tàn lụi, nó vẫn tiếp tục giữ thế đứng của mình, tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, ra lá mới dù nằm trong vùng ảnh hưởng của vụ ném bom.
Vụ ném bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt đã làm sập nhà cửa, gây ra thương vong, làm chấn động nước Nhật, nhưng cái cây bén rễ từ thế kỷ 17 ấy vẫn đứng vững, không chết, không tàn lụi, nó vẫn tiếp tục giữ thế đứng của mình, tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, ra lá mới dù nằm trong vùng ảnh hưởng của vụ ném bom.

– Một cây bonsai được trồng vào năm 1626 sống sót sau vụ nổ tại Hiroshima và bây giờ được lưu giữ trong một bảo tàng ở Mỹ.

– Một cơn sóng thần tấn công thành phố Hiroshima một tháng sau vụ đánh bom và giết chết khoảng 2.000 người.

– 10% sản lượng điện ở Hoa Kỳ được tạo ra từ năng lượng tháo dỡ các quả bom hạt nhân.

– Năm 1962, Hoa Kỳ cho nổ một quả bom mạnh hơn 100 lần quả ném xuống Nhật Bản. Các quả bom đã phát nổ trên không trung, cách 400km trên Thái Bình Dương.

– Cho đến năm 1988 chính phủ Mỹ đã lưu trữ 2 tỷ đô la tại cơ sở Núi Pony phòng khi một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra.

– 11 quả bom hạt nhân của Mỹ đã bị mất và không bao giờ được tìm thấy.

– Tiến sĩ Edward Teller, cha đẻ của bom khinh khí, đã có ý tưởng sử dụng nó để tạo ra kênh đào Panama.

– Năm 1961 không quân Mỹ vô tình làm rơi 2 quả bom hạt nhân xuống Bắc Carolina nhưng rất may chúng không phát nổ.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Sự thật kinh hoàng về vũ khí hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO