Su-22 gặp sự cố khi huấn luyện bay ở Yên Bái

Phi công nhảy dù an toàn trước khi máy bay lao vào tường rào của đơn vị quân đội.

Lúc 14h29 ngày 23/4, phi công, trung tá Phan Thanh Hải - Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371 bay huấn luyện với chiến đấu cơ Su-22M4, số hiệu 5858. 

Lúc hạ cánh tại đường băng trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái), phi công báo càng không ra và xin phép đơn vị xuống thấp để thả càng khẩn cấp.

Sau đó càng khẩn cấp ra tốt, trung tá Phan Thanh Hải hạ cánh, cho máy bay tiếp đất chạy xả đà. Lúc này, phi công tiến hành thả dù hãm đà theo quy định nhưng do tốc độ hơi lớn, dù hãm đà bị đứt, máy bay vượt ra ngoài bãi hãm cuối đường băng; phi công nhảy dù an toàn, máy bay hỏng hóc nhẹ.

Su-22 gặp sự cố khi huấn luyện bay ở Yên Bái ảnh 1

Hiện trường máy bay quân sự gặp sự cố ở Yên Bái. Ảnh: CTV

Lãnh đạo UBND huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) nói "sự cố khiến một chiến sĩ làm nhiệm vụ hướng dẫn dưới mặt đất bị thương nhẹ; máy bay va vào tường rào của đơn vị".

Su-22 gặp sự cố khi huấn luyện bay ở Yên Bái ảnh 2

Máy bay va vào tường rào của đơn vị quân đội. Ảnh: CTV

Người dân địa phương cho hay khu vực xảy ra sự cố trước đây là vùng đồi núi, không có hộ dân sinh sống; gần đây khi đơn vị quân đội đến đóng quân thì san một phần đồi núi để xây dựng cơ bản; xung quanh chỉ có trụ sở UBND xã và một số trường học. 

Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân đã chỉ đạo hội đồng điều tra tai nạn làm rõ nguyên nhân.

Trước đó tháng 7/2018, máy bay Su-22 số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân, xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bay huấn luyện thường kỳ đã gặp tai nạn trên vùng trời Nghệ An; hai phi công hy sinh.

Trung đoàn Không quân 921 (sư đoàn không quân 371, Quân chủng Phòng không Không quân) là đơn vị tiêm kích đầu tiên của Việt Nam, trước đây đóng ở Hà Nội. Từ cuối năm 2018, Trung đoàn được chuyển lên Yên Bái.

Chiến đấu cơ Su-22 do Liên Xô nghiên cứu thiết kế, đưa vào phục vụ từ những năm 1970. Việt Nam bắt đầu nhận được số lượng nhỏ Su-22M/UM trong năm 1979. Đây là chiến đấu cơ đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Loại máy bay này có thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt ứng dụng công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.