Sức bật mới của du lịch Nghệ An - Nhìn từ các 'trọng điểm'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - 2022 là năm đầu chuyển sang trạng thái “bình thường mới” sau thời gian dài ảnh hưởng dịch Covid-19, du lịch Nghệ An đã đạt những kết quả khả quan, tạo sức bật mới để thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển chặng tiếp theo. Điều đó được minh chứng rõ ở những “trọng điểm” du lịch của tỉnh.

Thị xã Cửa Lò đang ngày một khẳng định vị trí trọng điểm du lịch quan trọng của Nghệ An. Quá trình phục hồi và phát triển du lịch, Cửa Lò có sự vươn lên khá ngoạn mục. Trong 8 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng ở đây đã đón và phục vụ hơn 2,55 triệu lượt khách, trong đó, trên 800.000 khách lưu trú, tổng doanh thu ước đạt hơn 2.600 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách và doanh thu từ du lịch của toàn tỉnh.

Phố biển Cửa Lò đêm khai hội mùa du lịch năm 2022. Ảnh: Thành Cường

Phố biển Cửa Lò đêm khai hội mùa du lịch năm 2022. Ảnh: Thành Cường

So với các khu, điểm du lịch khác, Cửa Lò đã có những cách làm sáng tạo để thu hút du khách. Thay vì khai trương mùa du lịch vào dịp 30/4 và 1/5 như trước, năm nay Cửa Lò “mở biển” vào đầu tháng 4. Thời điểm này, các địa phương và khu, điểm du lịch trong cả nước đang trong quá trình chuẩn bị, chưa thực sự sẵn sàng “trạng thái bình thường mới” sau dịch Covid-19.

Việc “mở biển” sớm và chương trình lễ hội khai mạc diễn ra với nhiều hoạt động phong phú đã tạo ấn tượng lớn đối với các thị trường du khách.

Ngày hội Khinh khí cầu năm 2022 ở Cửa Lò. Ảnh: Đức Anh

Ngày hội Khinh khí cầu năm 2022 ở Cửa Lò. Ảnh: Đức Anh

Cửa Lò cũng đã tiến hành xây dựng điểm trải nghiệm làng chài Nghi Thủy. Du khách không chỉ tắm biển và thưởng thức hải sản mà còn có dịp hòa vào nhịp sống của bà con ngư dân; thăm các điểm văn hóa tâm linh (đền Yên Lương, đền Mai Bảng) là nơi thể hiện đậm nét tín ngưỡng của cư dân vùng biển. Đặc biệt, Lễ hội Phúc Lục Ngoạt được tổ chức vào Rằm tháng 6 âm lịch tại đền Yên Lương đã thu hút hàng nghìn du khách về chiêm bái.

Bên cạnh đó, vào cao điểm mùa du lịch, Cửa Lò còn tổ chức tốt các sự kiện “cộng hưởng” như Ngày hội Khinh khí cầu, Đêm hội hoa đăng ở bến Lam giang – Cửa Hội đều tạo nên dấu ấn đậm nét và thu hút đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương về tham dự.

Du khách nghe thuyết minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên

Du khách nghe thuyết minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên

Nam Đàn cũng là một điểm đến quan trọng thu hút một lượng lớn khách du lịch về tham quan, trải nghiệm. Trong đó, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên – nơi gắn liền với cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là sự ưu tiên lựa chọn của nhiều du khách.

Năm nay, các hoạt động dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), nhất là Liên hoan Tiếng hát Làng Sen cũng đã tạo dư âm tốt thu hút khách về với Kim Liên quê Bác ngày càng nhiều trong mùa du lịch.

Cùng với Khu Di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn còn bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử để tạo nên những điểm đến hấp dẫn như quần thể đền thờ và lăng mộ Vua Mai, chùa Đại Tuệ, Khu tưởng niệm Phan Bội Châu và đình Hoành Sơn…

Du khách viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ tại Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Quốc Đàn

Du khách viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ tại Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Quốc Đàn

Đồng thời, những món đặc sản nổi tiếng như tương, bánh đúc, giò bê, thịt dê... đã cho du khách những trải nghiệm ẩm thực đậm đà hương vị quê trên vùng đất thiêng này đã kết nối với nhiều tour, tuyến du lịch không ngừng “hút” khách về.

Trong quá trình phục hồi và phát triển du lịch, một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đã có các cách làm sáng tạo để phát huy ưu thế, tận dụng cơ hội và bước đầu đạt được kết quả: Thành phố Vinh xây dựng phố đi bộ nhằm hướng tới mục đích tăng lượng khách lưu trú; thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu ưu tiên đẩy mạnh phát triển du lịch biển – nghỉ dưỡng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, các loại dịch vụ ngày càng phong phú kết nối với các di tích, danh thắng trên địa bàn.

Khách du lịch giao lưu văn hóa - văn nghệ tại điểm du lịch cộng đồng bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông). Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Khách du lịch giao lưu văn hóa - văn nghệ tại điểm du lịch cộng đồng bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông). Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Đặc biệt, ở phía Tây, huyện Con Cuông đã khai thác hiệu quả “món quà” thiên nhiên ban tặng, gồm Vườn Quốc gia Pù Mát và nét đặc sắc về văn hóa để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng.

Những điểm đến như sông Giăng – Phà Lài, thác Khe Kèm, bản Nưa, bản Xiềng, Khe Rạn đã được “định vị” trên bản đồ du lịch Nghệ An cũng như cả nước, thu hút được lượng khách khá lớn đến khám phá và trải nghiệm.

Mới đây, ngành Du lịch đã xây dựng thêm sản phẩm mới là chèo thuyền kết hợp đi bộ và xe đạp địa hình trải nghiệm vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát. Tham gia tour này, du khách thực sự hứng thú khi được ngắm cảnh núi sông hùng vĩ, khám phá đời sống của tộc người Đan Lai cư trú ở đầu nguồn sông Giăng.

Du khách trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái Hòn Mát (Nghĩa Đàn). Ảnh: CSCC

Du khách trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái Hòn Mát (Nghĩa Đàn). Ảnh: CSCC

Đồng thời, một số điểm du lịch sinh thái mới hoàn thành và đi vào hoạt động như Khu Du lịch sinh thái Hòn Mát (Nghĩa Đàn), Farmstay Nhật Minh (Quế Phong), điểm du lịch sinh thái Yên Hòa (Tương Dương) đã thu hút được sự quan tâm của du khách. Các điểm đến này đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nhất là các điểm vui chơi, ngắm cảnh thiên nhiên và dịch vụ trải nghiệm.

Từ khi chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi. Trong 8 tháng đầu năm 2022, Nghệ An đã đón được hơn 5,52 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 9.797 tỷ đồng, bằng 432% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành Du lịch đang tập trung kết nối các điểm đến, tiếp cận thị trường khách mới, phát triển sản phẩm du lịch để tiếp tục thu hút du khách.

Ông Nguyễn Mạnh Lợi – Phó Giám đốc Sở Du lịch

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.