Tắc cửa khẩu Trung Quốc, đứt gãy ở đồng bằng sông Cửu Long: Cần sớm thay đổi

Phải thiết lập những trung tâm sơ chế, kho lạnh, bảo quản hàng tại khu vực dọc hành lang biên giới; đồng thời sớm hình thành chuỗi logistics có hệ thống.

Lạng Sơn ùn hàng, các tỉnh ĐBSCL đứt gãy cung ứng 

Chỉ cần Trung Quốc có động thái siết chặt kiểm soát xuất nhập khẩu để phòng dịch Covid-19 là hàng hóa Việt Nam lập tức bị ùn ứ tại các cửa khẩu trọng yếu như ở Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nghìn xe hàng từ các tỉnh/thành cả nước chôn chân làm các DN “đứng ngồi không yên”.

Nhìn rộng ra từ câu chuyện này, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho rằng, việc tắc 4.000 container ở Lạng Sơn đặt ra bài toán phải thiết lập những trung tâm sơ chế, kho lạnh, bảo quản hàng tại khu vực dọc hành lang biên giới. Đây là điều rất cần thiết trong khi cả Lạng Sơn và Quảng Ninh đều chưa có.

Cũng theo đại diện Bộ NN&PTNT, nếu đã hình thành các kho lạnh thì cần đấu nối hạ tầng giao thông, làm sao để giảm được chi phí logistics. Một container hàng không thể đi từ Bình Thuận lên Móng Cái, giá trị nông sản sẽ rơi vãi hết dọc đường di chuyển.

Xe container xếp hàng dài hơn 3km tại Cửa khẩu Bắc Luân 2, Quảng Ninh (Ảnh: Phạm Công). ảnh 1
Xe container xếp hàng dài hơn 3km tại Cửa khẩu Bắc Luân 2, Quảng Ninh (Ảnh: Phạm Công).

Trong khi đó, Quảng Ninh lại có cảng nước sâu ở Hải Hà. Như vậy, hàng hóa trong Nam ra Bắc không phải đi bằng đường thủy để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, không thể cứ đi bằng đường bộ lên cửa khẩu. Cùng lúc này, vùng nông sản lớn như ĐBSCL có thể khai thác tối đa hệ thống kênh rạch, mạng lưới đường thủy.

Hết dịch thì hàng ùn ở cửa khẩu, còn trong dịch hàng lại bị đứt gãy chuỗi cung ứng tại ĐBSCL. Phó Chủ tịch tỉnh An Giang - ông Trần Anh Thư thông tin, đứt gãy thấy rõ nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6-9/2021, ĐBSCL không tiêu thụ được nông sản, giá nông sản rớt xuống. Trái ngược, người dân tại TP.HCM lại không tiếp cận được với hàng nông sản, giá rau củ quả tăng đột biến, hệ thống siêu thị không đáp ứng nổi.

Đối với hệ thống bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, phân tích, có hai dạng đứt gãy. Thứ nhất, đứt gãy ở từng địa phương. Hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác không đi được. Không phải chỉ là từ TP.HCM đi xuống ĐBSCL và ngược lại mà ngay những tỉnh/thành giáp nhau cũng không thể luân chuyển hàng hóa.

Thứ hai, đứt gãy theo chuỗi cung ứng sản phẩm liên quan đến tính chất đóng góp của những khâu nhất định. Ví dụ, vào những thời điểm gạo An Giang đang dư thừa thì các đơn vị sản xuất không có bao bì để đóng gạo.

Còn việc ách tắc ở cửa khẩu sẽ dẫn tới biến động giá cục bộ về mặt hàng nông sản tại các địa phương trong thời gian tới. Thời điểm này, rất cần bàn tay vĩ mô để điều tiết.

Chế biến sâu và có chiến lược logistics rõ ràng

Cục trưởng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, lúc này không thể đứng yên và than mãi về khó khăn. Đặc điểm của một đất nước nhiệt đới là cái gì cũng có. Một quả xoài Đồng Tháp có, Sơn La cũng có. Việt Nam có sản phẩm đa dạng nhưng làm thế nào để phân loại, sản phẩm nào dùng vào chế biến hoặc sản phẩm nào đi đến tận cùng bàn ăn của người tiêu dùng một cách đạt chuẩn, tận cùng chuỗi giá trị.

Ông cho biết, Bộ KH&ĐT và Bộ NN&PTNT đã đưa vào Dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù cho TP. Cần Thơ về việc thiết lập một cụm liên kết logistics, chế biến và bảo quản của vùng ĐBSCL tại địa phương này, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nếu được thông qua, đây sẽ là thiết chế đặc thù dành cho logistics, nông sản và chế biến.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - ông Phạm Thiện Nghĩa - đồng quan điểm cho rằng, ĐBSCL cần kho lạnh để dữ trự hàng hóa và trung tâm tích hợp để sản xuất, logistics, phân phối tại vùng, kể cả đưa hàng xuất khẩu luôn. Khu vực này có đủ các điều kiện về cảng biển, công nghiệp chế biến, nguồn nhân lực.

tin mới

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sinh kế chủ yếu của người dân xã biên giới Ngọc Lâm (Thanh Chương) là trồng keo. Từ trước đến nay người dân phải đi mua cây keo giống ở địa phương khác với giá và chi phí khá cao. Nay chính quyền và nhân dân quyết vay vốn xây vườn ươm giống cây trồng nguyên chủng tự phục vụ.

Thi công xử lý đoạn nền móng yếu

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường N5 giai đoạn 2

(Baonghean.vn) - Theo thông tin từ Ban quản lý dự án Khu kinh tế Đông Nam: Giai đoạn 2 đường N5 có chiều dài khoảng 5 km từ Quốc lộ 1A, xã Nghi Long đến đường ven biển xã Nghi Quang thực hiện được gần 70% khối lượng và phấn đấu cuối năm 2023 sẽ được hoàn thành nghiệm thu và bàn giao.

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

(Baonghean.vn) - Theo lộ trình Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế tỉnh Nghệ An sẽ triển khai chức năng bản đồ số hoá hộ kinh doanh vào giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 01/02/2024. Bản đồ số hộ kinh doanh được đánh giá là một trong những giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng Hàng không Quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không Vinh với các nội dung sau:

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.