Tác dụng phụ nghiêm trọng nếu uống quá nhiều nước chanh

Chanh có thể ngăn chặn hầu hết các bệnh thông thường nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá nhiều.
1. Gây cháy nắng: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi uống nước chanh và đi ra ngoài nắng có thể gây ra mụn nước và các đốm đen trên da. Thủ phạm là các hóa chất trong nước chanh, được gọi là psoralens, các hóa chất này tương tác với ánh sáng mặt trời và gây bỏng. Một báo cáo khác từ Đại học Brown nói rằng những người uống nhiều nước cốt chanh và các loại nước ép cam, quýt khác có thể có nguy cơ phát triển u ác tính hoặc ung thư da cao hơn.
2. Thừa sắt: Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt trong cơ thể. Và quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ sắt trong máu. Quá nhiều chất sắt trong cơ thể có thể nguy hiểm, sắt dư thừa trong máu cũng có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng.
3. Đau nửa đầu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.
4. Hỏng men răng, sâu răng: Theo một nghiên cứu được công bố bởi Viện Nghiên cứu Nha khoa Mỹ, uống quá nhiều nước chanh có thể gây hại cho răng vì chanh có tính axit cao, ăn mòn men răng.
5. Nhiệt miệng nặng hơn: Đó là những vết loét nông bên trong miệng (hoặc ở nướu răng), và chúng đau đớn hơn khi uống nước chanh. Axit xitric trong chanh có thể làm cho các vết loét tệ hơn và thậm chí gây ra nhiều đau đớn hơn nữa. Do đó, không dùng chanh (hoặc bất kỳ trái cây họ cam quýt nào) nếu bạn bị nhiệt miệng cho đến khi được chữa lành hoàn toàn.
6. Làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng và loét dạ dày: Theo nghiên cứu, nước chanh có thể kích hoạt hoặc thậm chí làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng do kích hoạt pepsin, một loại enzyme trong dạ dày phân hủy protein. Sự trào ngược của các loại nước tiêu hóa trong dạ dày có thể kích hoạt các phân tử pepsin trong thực quản và cổ họng, dẫn đến chứng ợ nóng. Nước chanh cũng có thể làm trầm trọng thêm loét dạ dày tá tràng do có tính axit quá cao.
7. Có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa: Cho rằng nước cốt chanh chứa đầy vitamin C, nhưng cần lưu ý là quá nhiều vitamin C có thể gây buồn nôn, và trong một số trường hợp, thậm chí gây nôn mửa. Uống nhiều nước chanh (hơn 2 quả chanh hoặc 3 ly nước chanh pha loãng) có thể dẫn đến quá liều vitamin C. Mặc dù điều này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào nhưng khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ lượng vitamin C dư thừa sẽ gây nôn mửa.
8. Thường xuyên đi tiểu: Nước chanh, đặc biệt là nước chanh ấm có thể hoạt động như một thuốc lợi tiểu. Nó có thể làm tăng sản lượng nước tiểu, và nếu điều này xảy ra quá mức, bạn thậm chí có thể bị mất nước. Các loại trái cây có tính axit như chanh cũng có thể gây kích ứng bàng quang, dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Uống quá nhiều nước chanh cũng có liên quan đến tình trạng thiếu kali. 

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.