#Làng quê

27 kết quả

Tản văn hay: Sân gạch nhà tôi

Tản văn hay: Sân gạch nhà tôi

(Baonghean.vn) - Với những ai từng lớn lên ở thôn quê, chắc hẳn khoảnh sân gạch không xa lạ gì, bởi đó chính là tuổi thơ của những đứa trẻ; là nơi mẹ trải bùn để gieo mạ cấy; nơi mọi người hối hả tuốt lúa mùa gặt, phơi thóc và cho những con gà ăn; nơi mẹ thường lấy chậu ra hứng nước mưa mỗi khi trời trút nước, mấy bố con trải chiếu ra nằm vào những đêm đầy sao...
Tản văn hay: Làng trong phố

Tản văn hay: Làng trong phố

(Baonghean.vn) - Làng xưa với những thứ làm nên hồn cốt của nó đã không còn, nhưng trong tâm trí tác giả, nó vẫn hiện diện. Phố ở trước mặt, nhưng làng ở trong tim. Đinh Tiến Hải đặt tên tản văn là “Làng trong phố” để nói rằng hình ảnh của làng vẫn không mất đi, dẫu cổng làng, lũy tre và bao thứ khác không còn. Làng vẫn không mất đi, bởi thứ hiện hữu trong tâm tưởng con người mới là thứ mạnh mẽ và bất diệt. 
Trần Quang Quý và nỗi quê 'không nói bằng chiếc lưỡi của người khác'

Trần Quang Quý và nỗi quê 'không nói bằng chiếc lưỡi của người khác'

(Baonghean.vn) - Nhà thơ Trần Quang Quý sinh ngày 2/1/1955 tại huyện Xuân Lộc, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993. Ông đã qua đời vào lúc 11 giờ sáng 10/9 tại nhà riêng, do bị mắc bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 67 tuổi. Tưởng niệm một nhà thơ dành trọn đời cho sự nghiệp thi ca, Báo Nghệ An đăng tải bài viết của nhà phê bình văn học Hoàng Thuỵ Anh về "đường bay khác biệt" của cố nhà thơ Trần Quang Quý - đường bay hướng về hồn quê bằng sự thăng hoa của chuỗi/hệ thống động từ độc lập. Những động từ này góp phần bộc lộ tình yêu làng quê riêng khác của thơ ông.
Tản văn: Quán tạp hóa bà Nghiên

Tản văn hay: Quán tạp hóa bà Nghiên

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm tuổi thơ thường để lại những dấu vết ngọt ngào trong trái tim mỗi người. Nhiều khi, nó trở thành nỗi nhớ khôn nguôi, thành nơi nương tựa tinh thần, thành ngọn hải đăng để mỗi người rẽ sóng tìm về… Với Thanh Nga, quán tạp hóa của bà Nghiên là một hình ảnh không thể quên trong quá khứ mà mỗi khi nhớ về, chị không khỏi xao xuyến bồi hồi và nhớ về một tuổi thơ đẹp đẽ. 
Tản văn: Hai nồi cơm

Tản văn hay: Hai nồi cơm

(Baonghean.vn) - Tản văn của Hoàng Duy Tân Kỳ, ngắn gọn mà lắng đọng, xoáy vào lòng người đọc bởi nỗi thương xót, tình yêu sâu thẳm tác giả dành cho mẹ và quê hương xứ Nghệ cằn cỗi gian lao. Là một người con tha hương, tác giả luôn hướng về mảnh đất đã sinh ra và nuôi nấng mình với tất cả yêu thương, trân trọng.
Tản văn hay: Ở phía cuối chiều

Tản văn hay: Ở phía cuối chiều

(Baonghean.vn) - Với Đào An Duyên, thời khắc cuối buổi chiều bao giờ cũng mang đến cho con người tâm trạng vẩn vơ mông lung, bởi nó nhắc về sự kết thúc của một ngày, bởi nó ở phía cuối của một chu kì thời gian, bởi nó mang bóng dáng của sự phai tàn. Nhưng tác giả đã biết trước điều này, rằng mình sẽ an nhiên bước về phía cuối chiều, an nhiên bước về phía cuối chặng đường đời của mình, và sẽ lại hóa thân vào những người mẹ, người bà ngóng chờ lũ trẻ của mình trở về trong lặng lẽ và yêu thương. Có gì đó thoáng buồn, nhưng cũng ấm áp vô cùng trong những buổi chiều như thế.
Tản văn: Ngày mùa nhớ cái sân kho

Tản văn hay: Ngày mùa nhớ cái sân kho

(Baonghean.vn) - Các bạn thân mến! Đinh Quốc Việt là một cây bút sinh năm 1970, hiện làm việc trong lực lượng phòng không không quân. Anh yêu văn chương và thích ghi chép lại những cảm xúc hàng ngày, chính bởi thế mà anh đã chọn tản văn như một người bạn để giãi bày. Trong chương trình đêm nay, xin giới thiệu cùng các bạn tản văn “Ngày mùa nhớ cái sân kho” của Đinh Quốc Việt, một tác phẩm nhỏ nhắn, bình dị mà thấm đẫm cảm xúc riêng tư của tác giả.
Hoa xoan có năm cánh, màu trắng xen sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm, có hương thơm.

Đẹp nao lòng mùa hoa xoan xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày này, hoa xoan đang nở rộ khắp các vùng quê xứ Nghệ. Sắc trắng, sắc tím của hoa xoan đã tô điểm cho phong cảnh làng quê và gợi nhắc biết bao kỷ niệm thân thương.
Hoa gạo tháng Ba

Tản văn hay: Xôn xao hoa gạo tháng Ba

(Baonghean.vn) - Chắc hẳn những ai gắn bó với các vùng thôn quê không quên được hình ảnh những cây gạo tháng Ba đỏ rực rỡ giữa nền trời xanh xám. Đối với nhiều người, cây gạo còn là biểu tượng của làng, của quê hương, của mùa xuân. Tản văn “Hoa gạo tháng Ba” của Hoàng Trọng Muôn mà quý vị và các bạn sẽ nghe sau đây, viết về những mùa hoa gạo đã từng xôn xao trong ký ức của làng quê, giờ đang dần bị lãng quên cùng với cuộc sống bộn bề hiện đại.
Ảnh: Sách Nguyễn

Xao xuyến mùa hoa gạo ven sông Lam

(Baonghean.vn) - Những tán hoa gạo đỏ rực bên sông không chỉ là hình ảnh đẹp của mùa xuân mà còn là biểu tượng của ký ức tuổi thơ gắn với quê hương bình dị, với bến nước con đò.
 Người phụ nữ giặt chiếu bên dòng Lam Giang xanh ngắt. Ảnh: Quốc Đàn

Thân thương bóng mẹ trên bến quê

(Baonghean.vn) - Hình ảnh một bến sông quê với vài con đò nhỏ, nơi có bóng mẹ thân thương và tiếng nô đùa trẻ nhỏ là ký ức giản dị mà đẹp đẽ hẳn được nhiều người con mang theo đến suốt cuộc đời; là nơi chốn cội nguồn để ta nhớ về
làng quê

Nét xưa làng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương… hay bất cứ vùng quê nào xứ Nghệ, cũng có thể tìm được những ngôi làng bình yên như đã thế từ trăm năm.
Trên cánh đồng làng

Trên cánh đồng làng

(Baonghean.vn) - Cánh đồng làng- cánh đồng mẹ. Nơi giọt mồ hôi người quê lặn vào từng thớ đất, đường cày. Nơi mà cả tuổi thơ lộng gió của ta ở đó, hồn gửi vào những mùa rơm rạ, vào bờ đê xao xác vệt chân trâu…