#binh luan quoc te

27 kết quả

Đức 'đi ngược chiều gió' với chính mình để hồi sinh nhiệt điện than thoát khí đốt Nga

Đức 'đi ngược chiều gió' với chính mình để hồi sinh nhiệt điện than thoát khí đốt Nga

(Baonghean.vn) - Từng đưa ra cam kết theo đuổi chính sách năng lượng xanh, thế nhưng, giờ đây Đức dường như lại đi “ngược chiều gió” với chính mình. Đức đang phải vật lộn để lấp đầy các địa điểm lưu trữ khí đốt, kể từ khi Nga siết nguồn cung. Một trong số các giải pháp khả thi mà Berlin sẽ theo đuổi, chính là khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than, dù có thể tác động nặng nề lên nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Nga và Trung Quốc: Khám phá mối ràng buộc giữa hai cường quốc

Nga và Trung Quốc: Khám phá mối ràng buộc giữa hai cường quốc

(Baonghean.vn) - Cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây rơi vào đúng ngày sinh nhật 69 tuổi của ông Tập, là cuộc gọi đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuối tháng 2. Đây dường như cũng là thông điệp gửi đến Mỹ và phương Tây rằng, sự liên kết chiến lược mới được củng cố giữa Nga và Trung Quốc sẽ trường tồn. 
"Ba ông lớn" châu Âu đến Ukraine, Nga mạnh tay cắt giảm khí đốt

"Ba ông lớn" châu Âu đến Ukraine, Nga mạnh tay cắt giảm khí đốt

(Baonghean.vn) -  Xuất phát từ Ba Lan, ba nhà lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu châu Âu: Pháp, Đức, Italy lên chuyến tàu hỏa, xuyên đêm, để tới thủ đô Kiev, nhằm gửi thông điệp ủng hộ, đồng lòng đến Ukraine. Thế nhưng, khi ba ông lớn này vừa đặt chân đến Ukraine, thì một sự kiện bất ngờ đã diễn ra - Nga mạnh tay cắt giảm nguồn cung khí đốt đến một số nước châu Âu.
Giữ mối quan hệ 'vững như bàn thạch' với Nga, Trung Quốc 'đánh mất' châu Âu như thế nào?

Giữ mối quan hệ 'vững như bàn thạch' với Nga, Trung Quốc 'đánh mất' châu Âu như thế nào?

(Baonghean.vn) - Luôn khẳng định mối quan hệ với Moskva “vững như bàn thạch”, song bước đi này của Bắc Kinh đã khiến giới lãnh đạo châu Âu không hài lòng. Mối quan hệ Trung Quốc – Liên minh châu Âu ngày càng rạn nứt vì một loạt mâu thuẫn về ngoại giao, địa chính trị và thương mại. Giới phân tích cho rằng, sự ủng hộ Nga cùng những chính sách kinh tế sai lầm của Bắc Kinh đang khiến Trung Quốc ngày càng "đánh mất" châu Âu.
Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel 'không bao giờ hối hận' về tình bạn với Tổng thống Putin

Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel 'không bao giờ hối hận' về tình bạn với Tổng thống Putin

(Baonghean.vn) - Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel được biết đến là "bà đầm thép" trong lịch sử thế giới hiện đại. Trong 16 năm cầm quyền, bà để lại nhiều dấu ấn với phong cách lãnh đạo cứng rắn. Trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa bà Angela Merkel và Tổng thống Nga Putin. 
Chiếc vali hạt nhân bí ẩn - Vũ khí huỷ diệt đáng gờm của Tổng thống Putin

Chiếc vali hạt nhân bí ẩn - Vũ khí huỷ diệt đáng gờm của Tổng thống Putin

(Baonghean.vn) - Kể khi từ xung đột Nga-Ukraine bắt đầu nổ ra vào cuối tháng 2/2022, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về khả năng Tổng thống Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Những lo ngại này ngày càng gia tăng khi xung đột vẫn tiếp tục kéo dài, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này đặt ra câu hỏi về các phương án hạt nhân của Nga, bao gồm cả chiếc vali hạt nhân của Tổng thống Putin. Chiếc vali bí ẩn luôn theo sát tổng thống Nga như “hình với bóng” ở bất cứ đâu, và được xem là một biểu tượng quyền lực của một trong nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.
Không nhìn nhận bằng “con mắt” của Mỹ, Hungary một mình đứng cạnh Nga

Không nhìn nhận bằng “con mắt” của Mỹ, Hungary một mình đứng cạnh Nga

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố không muốn đối đầu với Nga, rằng Hungary không nhìn cuộc xung đột này bằng con mắt của Mỹ, Pháp hay Đức, mà nhìn nó bằng con mắt của chính Hungary. Và để làm được điều này, Hungary phải đứng ngoài cuộc chiến. Song với liên minh châu Âu, Hungary lại đang trở thành “kỳ đà cản mũi”.
Ba kịch bản tương lai thế giới mới hậu xung đột Nga-Ukraine

Ba kịch bản tương lai thế giới mới hậu xung đột Nga-Ukraine

(Baonghean.vn) - Mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là bước đi bất ngờ của Moskva, mục tiêu sâu xa là thay đổi trật tự thế giới hiện nay bằng trật tự mới. Nói cách khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh. Xa hơn, đây là thông điệp cứng rắn của Nga, rằng Moskva quyết tâm phá vỡ cấu trúc quan hệ quốc tế đang tồn tại để chia lại ván bài mới, mà thành bại thế nào sẽ phụ thuộc vào canh bạc của Nga trong chiến dịch ở Ukraine.
3 tháng xung đột Nga – Ukraine: Hai bên mắc kẹt trong quan điểm riêng, hòa bình xa vời

3 tháng xung đột Nga - Ukraine: Hai bên mắc kẹt trong quan điểm riêng, hòa bình xa vời

(Baonghean.vn) -  Cách đây 3 tháng, ngày 24/2, khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ít ai hình dung được cuộc chiến này sẽ diễn biến, kết thúc thế nào, vị thế nước Nga và cục diện thế giới thời hậu xung đột sẽ ra làm sao. Đến nay, tuy xung đột không có dấu hiệu hạ nhiệt, mà ngày càng giằng co dữ dội.
qwerqrq

Nga bí mật rút người, Tổng thống Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Những ngày gần đây, giới chức Mỹ và Ukraine quan sát thấy Nga đang rút dần người khỏi các cơ quan ngoại giao của nước này tại Ukraine, làm dấy lên lo ngại Moskva đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Động thái này liệu có phải là chỉ dấu rằng Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh? Hay tính toán thực sự của Tổng thống Putin là gì?
qrw3r3r

Liên Xô sụp đổ, Tổng thống Putin sửa chữa nỗi 'ô nhục' của Gorbachev

(Baonghean.vn) -Sự sụp đổ của Liên Xô có nhiều nguyên nhân nội tại. Tuy nhiên, một trong những yếu tố làm suy yếu Liên Xô từ bên trong là các nhân vật "cải cách" và "dân chủ" như Gorbachev. Từ đó đẩy nhanh quá trình tan rã của quốc gia này, mà đương kim Tổng thống Putin mô tả là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20"
sdgvbsdgrsdfg

Với 'Dòng chảy phương Bắc 2', Putin đã nắm được mạch nguồn khí đốt của châu Âu

(Baonghean.vn) - Hồ sơ Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 lại nóng lên, trong bối cảnh châu Âu đang rối như tơ vò với cuộc khủng hoảng năng lượng. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, đảm bảo cho việc bóng đèn sẽ luôn chiếu sáng trên khắp lục địa già. Việc các nhà chức trách của Đức cũng như EU nhanh chóng chấp nhận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng của châu Âu.
ưerfwefr

Nỗi bận tâm lớn nhất của Putin và phẩm giá của người Nga

(Baonghean.vn) - Từ một nền kinh tế sụp đổ sau “liệu pháp sốc” được thực hiện dưới sự cố vấn của Mỹ vào những năm 1990, đến nay Nga đã giành lại chủ quyền kinh tế và xây dựng một nền kinh tế độc lập. Dù còn rất nhiều khó khăn do sự bao vây, cấm vận của phương Tây song dưới sự chèo lái của Tổng thống Putin, người Nga đang được sống đúng phẩm giá của mình với một nền kinh tế tự chủ.