'Tái cấu trúc' toàn cầu hóa?

(Baonghean) - Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 tuần qua bị bao phủ bởi những tin tức xấu liên quan tới xu hướng dân tộc và bảo hộ đang lên ngôi. Đúng vào ngày kết thúc hội nghị Chính quyền mới nhậm chức tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump đã hiện thực hóa xu hướng đó bằng quyết định rút khỏi TPP. 

“Cái chết” được báo trước

Ngay sau lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chính phủ mới của Mỹ thông báo nước này sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Một thông cáo từ Nhà Trắng nêu rõ: “Với các thỏa thuận công bằng và chắc chắn, thương mại quốc tế có thể được vận dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa hàng triệu việc làm trở lại Mỹ và làm hồi sinh các cộng đồng đang bị tổn thương của nước Mỹ. Chiến lược này bắt đầu bằng việc rút khỏi hiệp định TPP và đảm bảo rằng mọi thỏa thuận thương mại mới sẽ mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ”.  

Chưa dừng lại tại đó, chính quyền của Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ đàm phán lại Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuyên bố này  còn nhấn mạnh nếu những đối tác của NAFTA từ chối thỏa thuận công bằng trong hiệp định đàm phán lại, Tổng thống Trump sẽ để ngỏ khả năng Mỹ sẽ rút khỏi NAFTA. 

TPP sẽ còn là vấn đề với nước Mỹ sau khi rút lui (Channel News Asia)
TPP sẽ còn là vấn đề với nước Mỹ sau khi rút lui (Channel News Asia)

Hành động đầu tiên của chính quyền mới tại Washington có thể gây sốc, nhưng không phải là điều gây ngạc nhiên. Quan điểm cứng rắn và nhất quán rằng thương mại tự do đã làm tổn hại cho hàng triệu người lao động Mỹ và tạo ra sự bất công là điều đã mang lại cho ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Và nếu nhìn rộng ra các xu hướng chính trị trên thế giới, người ta có thể tự tin kết luận rằng thời đại của chủ nghĩa bảo hộ và bài xích toàn cầu hóa đang lên ngôi.

Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) năm 2016 là một ví dụ. Người Anh chán ghét hội nhập bởi người ta cho rằng rất nhiều người lao động Anh bị gạt sang lề sau hơn bốn thập kỷ ở trong EU. Trong khi những gánh nặng và trách nhiệm đóng góp của một thành viên đang khiến nước Anh cảm thấy mình bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bối cảnh đó cùng với cơn khủng hoảng nợ công kéo dài, làn sóng di cư – một hệ quả của sự hội nhập càng chất chồng thêm tâm lý phản đối.

Chưa có một cuộc đo lường thực sự nào về tâm lý chán ghét tự do hóa thương mại, hội nhập và toàn cầu hóa tại châu Âu, nhưng lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận dân tộc tại Pháp Marine Le Pen hôm 20/1 đã lên tiếng khẳng định: châu Âu sẽ thức tỉnh với sự liên kết trong năm 2017 sau sự kiện Brexit. Chính trị gia đang chạy đua và chiếc ghế Tổng thống Pháp năm nay có vẻ đang muốn tận dụng triệt để làn sóng này.

Bà Le Pen nói: “Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của một thế giới và sự ra đời của một thế giới khác. Tôi không nói rằng mọi quốc gia phải rời bỏ Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)… Tuy nhiên, chúng ta phải chừa lại khả năng đó nếu một quốc gia muốn rời đi”. Bà Le Pen cũng không quên nhắc lại mong muốn "kiểm soát biên giới, giành quyền độc lập tiền tệ và trả lại tiếng nói cho nhân dân". 

Hậu TPP là gì? 

Với tư cách là thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên qua, TPP được đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo ra một cú hích mạnh mẽ về tăng trưởng GDP với 12 nước xung quanh vành đai Thái Bình Dương, trong đó, hiển nhiên phải có nước Mỹ. Nhưng giờ thì đó vẫn mãi chỉ là kỳ vọng. Trong trường hợp 11 quốc gia còn lại tham gia cùng nhất trí đàm phán lại TPP và vẫn tiếp tục hiệp định này mà không có Mỹ, mọi việc vẫn tiến triển. Nhưng với việc vắng mặt nền kinh tế chiếm tới 60% GDP của nhóm, không ai hiểu nổi TPP sẽ tồn tại như thế nào.

Bên cạnh đó, sẽ là sai lầm nếu chỉ nhắc tới TPP với hàm ý tăng trưởng GDP. Ngay từ đầu, hiệp định này luôn luôn có một phần mang tính chiến lược. Đó là nơi mà Mỹ muốn tạo ra và phổ biến các tiêu chuẩn và giá trị của mình.

Brexit hay TPP là chủ đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2017 vừa diễn ra (Business Insider).
Brexit hay TPP là chủ đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2017 vừa diễn ra (Business Insider).

Tham vọng của những người tạo ra TPP là định hình cấu trúc thương mại quốc tế tại châu Á và xa hơn nữa, và thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các thỏa thuận trong tương lai. Thay vì truyền thống nhấn mạnh vào việc cắt giảm thuế quan, họ quay sang những vấn đề gai góc hơn như sự khác biệt trong các quy định về sở hữu trí tuệ, quyền lợi người lao động, nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn. Đáng chú ý là thỏa thuận này loại trừ sự tham gia của Trung Quốc  đối tác và cũng là đối thủ chiến lược của Mỹ tại khu vực. Do vậy, TPP được hiểu là một tín hiệu nhằm áp đặt ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. 

Quyết định vừa được đưa ra đồng nghĩa các đối tác tại châu Á không thể trông đợi vai trò của Mỹ như một cường quốc kinh tế trong khu vực. Giờ là lúc Trung Quốc có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á khi mà nền kinh tế thứ hai thế giới cũng đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do mang tên Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng sự chuyển dịch quyền lực sang Trung Quốc không hề đơn giản. Các quốc gia trong khu vực đang tỏ ra thận trọng trước gã khổng lồ xuất khẩu này. Đó không phải là điểm khởi đầu tốt cho cuộc đàm phán. Do vậy, yếu tố bất định sẽ được gắn chặt với châu Á Thái Bình Dương sau sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ. 

Thương mại tự do hay TPP có thể lấy đi việc làm của rất nhiều người lao động Mỹ, nhưng đồng thời giao thương với bên ngoài cũng là một phần tất yếu cho sự bền vững của một nền kinh tế. Điều này đã được cựu Tổng thống Barack Obama vận dụng trong chiến lược “Xoay trục sang châu Á”. Tuy nhiên, hiệu quả tới đâu thì là việc cần bàn. Trong trường hợp này, đó lại là “gót chân Achilles” khiến chính quyền tiền nhiệm bị chỉ trích. Và vì thế, bất chấp việc chính quyền mới ở Mỹ có muốn thế nào, toàn cầu hóa vẫn là một phần của thế giới hiện đại. Tất nhiên, với những động thái với TPP, thế giới vẫn sẽ thích nghi và tiếp tục nó theo một mô hình khác, nơi mà không có nước Mỹ.  

Phan Tùng 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.