Tái lập Hạm đội 5 Liên-Xô, Nga khống chế Địa Trung Hải
Nga quyết định thành lập Hạm đội 5 Địa Trung Hải, biên chế 10 tàu mang tên lửa hành trình rất mạnh để khôi phục sức mạnh hải quân Liên Xô.
Nga tái lập Hạm đội 5 Liên Xô
Mới đây, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolev tuyên bố, Nga sẽ thành lập Hạm đội 5, còn được gọi là Hạm đội Địa Trung Hải.
Đây sẽ là Hạm đội thứ 5 sau Hạm đội Bắc Nga, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen.
Xét từ tình trạng hiện tại, các lực lượng chiến đấu trên không-trên biển của Mỹ-NATO trong khu vực Trung Đông có hạm đội 5 của Mỹ ở Manama/Bahrain và Hạm đội 6 Mỹ ở Đại Tây Dương, có tiềm lực tác chiến không-hải nhất thể rất mạnh.
Hơn nữa, Vương quốc Anh và Pháp cũng triển khai các cụm tàu sân bay trong khu vực biển Địa Trung Hải.
Cái gọi là “Liên minh Địa Trung Hải”, gồm 11 quốc gia phương Tây và Ả rập hy vọng sẽ độc chiếm Địa Trung Hải và chống lại việc triển khai dài hạn các hạm đội hải quân Nga trong khu vực này.
Tuy nhiên, bất chấp việc phải đối mặt với nhiều nan đề và khó khăn lớn, sự hấp dẫn của Địa Trung Hải đối với Nga là quá lớn, và Moscow không thể dễ dàng buông bỏ.
Để giữ vững chỗ đứng chân ở căn cứ hải quân tác chiến ở Tartous và căn cứ không quân thường trực Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria, quân đội Nga dã triển khai lực lượng đến Syria để tham gia vào cuộc chiến, đã có tới có 60.000 quân Nga thau phiên nhau tới Syria trong ba năm qua.
Nga sẽ khôi phục sức mạnh của hải quân Liên Xô trên Địa Trung Hải |
Về mặt địa lý, Biển Địa Trung Hải kết nối châu Âu, châu Á và châu Phi và nằm giữa trục giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là cánh phía nam khó khăn nhất của NATO, nếu để địch thủ kiểm soát Địa Trung Hải, nó có thể đe dọa các bộ phận dễ bị tổn thương nhất của NATO.
Hơn nữa, Bắc Phi và Trung Đông, nằm ben bờ biển Địa Trung Hải, là khu vực sản xuất dầu quan trọng nhất trên thế giới và có vai trò lớn đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế thế giới.
Đây cũng là một đầu mối trung tâm quan trọng cho các lực lượng Nga theo phía nam xuống châu Phi và từ phía đông xâm nhập vào Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, nếu Nga thiết lập Hạm đội năm ở Địa Trung Hải, họ cũng sẽ bảo tồn sự hiện diện quân sự lâu dài của mình ở vùng biển này, đồng nghĩa với việc giữ vững vị thế địa-chính trị ở Nam Âu, Trung Đông, Bắc Phi, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Iraq, Syria, Lebanon, Ai Cập, Algeria và một số quốc gia khác.
Một khi Nga hiện diện ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải và phía Tây - giáp với phía Bắc Đại Tây Dương, họ cũng sẽ kiểm soát các kênh thương mại hàng hải của Hoa Kỳ, Châu Á và Châu Âu. Ở đây, có một số lượng lớn các tàu khổng lồ vận chuyển tài nguyên, hàng hóa và các sản phẩm công nghệ khác nhau.
Ngoài Syria, vào cuối tháng 2 năm 2015, Nga đã ký kết thỏa thuận tự do hải/không quân với chính quyền Cộng hòa Síp (Cyprus).
Thỏa thuận này có thể mở đường cho hải quân Nga sử dụng các cảng biển và sân bay của đất nước nằm đối diện với cảng Tartus của Syria, cách cảng nằm bên bờ Địa Trung Hải này vẻn vẹn chưa đầy 200km.
Nga chuẩn bị lực lượng cho Hạm đội Địa Trung Hải
Trước đó giới chuyên gia bình luận quân sự phỏng đoán rằng rất có thể Nga đang muốn khôi phục lại mô hình "Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5" hay "Tiểu Hạm đội 5" của Hải quân Liên Xô trước đây.
Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5 của Hải quân Liên Xô được xem là lực lượng từng được Hải quân Liên Xô thành lập để đáp lại việc Hải quân Mỹ duy trì Hạm đội 6 trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Tiểu Hạm đội Địa Trung Hải số 5 tại vùng biển này từ năm 1967 đến 1992 để đối phó với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến, lúc cao điểm lên tới gần 100 chiếc trong “Cuộc chiến Yom Kippur” tháng 10/1973.
1 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, ngày 31/12/1992, Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5 của Hải quân Liên Xô đã bị giải thể. Và hiện nay, Nga đang bắt đầu kế hoạch tái hiện lại sức mạnh của hải quân Liên Xô trên Địa Trung Hải, bắt đầu bằng việc biên chế ít nhất 10 tàu mang tên lửa hành trình.
Tuy nhiên, vấn đề mà Nga phải đối mặt là chi tiêu quân sự của quân đội Nga bị hạn chế và khó thiết lập một biên đội tàu lớn, để đối đầu sòng phẳng với một Hạm đội 5, Hạm đội 6 mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư, cũng như các tàu chiến của Hải quân Đức và Anh thường xuyên được điều đến khu vực này.
Các biên đội tàu sân bay Mỹ sẽ gặp đối thủ xứng tầm là các chiến hạm Nga |
Do đó, hải quân Nga đã vạch kế hoạch xây dựng một biên đội tàu mạnh, có trọng tải nhỏ, tốc độ cao với chi phí thấp nhưng có hỏa lực mạnh, có khả năng hoạt động xa bờ.
Cùng với sự hỗ trợ của các tàu ngầm hạt nhân mạnh mẽ, lực lượng tàu nổi này có thể đối đầu không khoan nhượng với các biên đội tàu sân bay Mỹ ở vùng biển Địa Trung Hải.
Do đó, Cục Hải quân Thiết kế Hải quân Nga đã phát triển loại tàu hộ vệ hạng trung Type 20386, lớp Derzky, được chế tạo trên nền tảng của tàu hộ vệ tàng hình lớp Gremyashchiy (Project 20385) và Steregushchiy (Project 20380), nhưng có kích thước lớn hơn một chút với lượng giãn nước 3400 tấn.
Theo kế hoạch, hải quân Nga đã đặt hàng lô đầu tiên gồm 10 tàu, dự kiến chiếc đầu tiên là Derzky sẽ được hạ thủy vào năm 2019 và bien chế chính thức khoảng 1 năm sau đó.
Loại tàu chiến này có thiết kế tàng hình, với thân tàu thiết kế góc cạnh giảm tiết diện phản xạ radar; các hệ thống ống khói, radar, tên lửa và vũ khí đều được tích hợp trong cấu trúc tổng thể, thay vì được đặt trên bề mặt của con tàu, như các thiết kế trong quá khứ.
Tàu hộ vệ Type 20386 sẽ sử dụng một hệ thống động cơ và năng lượng mạnh mẽ cho tốc độ tối đa đến 30 hải lý/giờ và phạm vi tác chiến 5.000 hải lý (9300km).
Với thiết kế kiểu modul, tàu được lắp đặt các hệ thống phóng thẳng đứng để phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu và tên lửa hành trình.
Cụ thể, tàu có 2x8 ống phóng tên lửa phòng không tầm trung Redut (tầm phóng xa tối đa 120km); 2x ống phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK và 2x4 bệ phóng ngư lôi chống ngư lôi/chống tàu ngầm Paket-NK.
Theo giới quan sát, phần lớn các chiến hạm thuộc các lớp tàu hiện đại nhất của Nga sẽ được điều động biên chế cho Hạm đội 5 và Hạm đội Biển Đen, nâng cấp sức mạnh hai hạm đội này, tạo sự cân bằng lực lượng với các hạm đội của Mỹ và tàu chiến Anh, Đức, Pháp.