Tại sao các thảm họa thiên nhiên thường xảy ra ở Haiti?

(Baonghean.vn) - Haiti là đất nước thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn thịnh nộ từ thiên nhiên. Sau 6 năm hứng chịu trận động đất lịch sử, Haiti một lần nữa hứng chịu trận siêu bão Matthew khiến gần 900 người thiệt mạng, nhiều thành phố bị phá hủy, hàng nghìn ngôi nhà chìm trong nước…

Ảnh: AP
Vùng Cayes của Haiti hoang tàn sau khi cơn siêu bão Matthey quét qua. Ảnh: AP.

Chỉ riêng tháng 9/2008, các cơn bão Fay, Gustav, Hanna và Ike quét qua Haiti đã khiến 1.100 người thiệt mạng và mất tích. Trong đó, cơn bão có tên Hanna đã khiến ít nhất 500 người thiệt mạng. Theo ông Pascal Scaviner - chuyên gia dự báo thời tiết cho biết, tháng 9 luôn được xem là mùa cao điểm mưa bão ở vùng Caribe và  giảm dần vào tháng 10. Vấn đề với Haiti là quốc đảo này nằm chính xác trong đường đi của các cơn bão. Các tính toán thống kê cho biết, một phần các cơn bão sinh ra từ gần khu vực Mũi Xanh tiến về vịnh Mexico đều đi qua Haiti.

Không chỉ nằm trên đường đi của bão, Haiti còn nằm trên mảng địa chất yếu dễ bị tác động nên thường bị đe dọa bởi các trận động đất. Điển hình như trận động đất kinh hoàng năm 2010 khiến 300.000 người thiệt mạng và 300.000 người khác bị thương.

Ông Scaviner lý giải, Haiti nằm trên giao điểm của mảng địa chất phía Bắc và Caribe mỗi năm dịch chuyển một vài cm về phía bắc hoặc phía đông. Điều này có thể khiến cho đất nước này có thể bị động đất trong vòng 5 hay 10 năm tới. Ngay cả UNICEF cũng liệt Haiti là quốc gia có chỉ số nguy cơ về thiên tai cao nhất thế giới.

Thêm vào đó, Haiti lại là quốc gia nghèo nhất thế giới. Theo UNICEF, 78% dân số Haiti sống dưới mức nghèo túng và 56% sống ở mức cực kỳ nghèo. Đât cũng là quốc gia có mật độ dân số cao nhất khu vực (353 người/1 km²). Hiển nhiên, người dân Haiti đang phải sống trong những ngôi nhà tạm, có rất ít cơ sở hạ tầng chắc chắn để chuẩn bị đối phó, chống chọi lại với thiên tai.

Việc phá rừng lên đến 98% trên lãnh thổ cũng góp phần làm cho vấn đề ở Haiti ngày một nghiêm trọng hơn. Trong các cơn bão, lũ lụt, vì không có rừng giữ nước nên mưa gió đã quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng. Cuối cùng, một vòng luẩn quẩn nữa lại bắt đầu ở Haiti.

Chu Thanh

(Theo 20Minutes)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.