Tại sao Phần Lan từ chối thảo luận về căng thẳng biên giới với Nga?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết, chính quyền nước này không có ý định tiến hành các cuộc thảo luận chính trị với giới lãnh đạo Nga về tình hình căng thẳng leo thang ở biên giới. Trong khi đó, Nga bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Helsinki về vấn đề di cư. 

biên giới.jpeg
Một biên giới giữa Nga và Phần Lan. Ảnh: RT

Kể từ ngày 18/11, chính quyền Phần Lan đã đóng cửa 7 trong số 8 trạm kiểm soát ở biên giới với Nga. Phía Nga không loại trừ khả năng chính quyền Phần Lan có thể đóng cửa hoàn toàn biên giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương ngày 26/11, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo khẳng định, Helsinki không có ý định tổ chức các cuộc thảo luận với chính quyền Nga về căng thẳng ở biên giới 2 nước.

Thủ tướng Phần Lan nói rõ rằng, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Helsinki "không có cuộc thảo luận chính trị nào" với Moskva. Tình hình này sẽ không thay đổi cho đến khi chiến dịch đặc biệt của Nga hoàn thành.

Về phía mình, Điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Phần Lan về việc kích động cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới 2 nước. Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, quan điểm bài Nga mà các nhà lãnh đạo nước láng giềng hiện bắt đầu tuân theo là điều vô cùng đáng tiếc.

Ông Peskov cũng nhấn mạnh, Moskva không chấp nhận các cáo buộc của phía Phần Lan đối với lực lượng biên phòng Nga.

“Về vấn đề này, lực lượng biên phòng của chúng tôi hoàn toàn tuân thủ mọi chỉ dẫn chính thức từ phía Phần Lan”- phát ngôn viên Điện Kremlin nêu rõ.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva sẵn sàng hợp tác với Helsinki để giải quyết vấn đề người di cư ở biên giới Nga và Phần Lan.

“Cần tổ chức tham vấn lực lượng biên phòng Phần Lan và Nga, đặt tất cả các mối quan ngại hoặc yêu cầu của phía Phần Lan lên bàn đàm phán, xem xét chúng, tìm ra giải pháp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được hoặc nhận được lời giải thích. Đây là cách nên thực hiện. Và chúng tôi đã sẵn sàng cho công việc như vậy” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chia sẻ trên Sputnik.

người di cư ở biên giới.JPG
Lực lượng Biên phòng Phần Lan hộ tống những người di cư đến Cửa khẩu quốc tế Raja-Jooseppi giữa Nga và Phần Lan, ngày 25/11. Ảnh: AP

Lý giải những động thái của chính quyền Phần Lan, các nhà phân tích cho rằng, chính quyền Helsinki làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Moskva ở mức tối đa, như một cách chứng minh là thành viên của NATO.

Các nhà phân tích giải thích hành động của chính quyền Phần Lan là nhằm làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Nga ở mức tối đa nhằm biện minh cho việc nước này vội vàng gia nhập NATO.

Andrei Koshkin, chuyên gia tại Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, trưởng phòng phân tích chính trị và tâm lý xã hội, Đại học Kinh tế Nga Plekhanov cho hay: “Các nước thành viên NATO hầu hết đều có thái độ chống lại Nga. Vì vậy, Phần Lan, vốn đã là một quốc gia NATO, hiện đang xây dựng lại chính sách đối ngoại, nhất là với Nga. Helsinki sẽ cần phải đặt lợi ích liên minh, bên cạnh lợi ích quốc gia. Đồng thời, phản đối Nga một cách quyết liệt. Phần Lan đang trên con đường chuyển đổi các giá trị tư tưởng và chính sách đối nội, sau đó là tái cơ cấu các mối quan hệ với nước láng giềng”.

Nhà phân tích Koshkin tin rằng, công dân của nước thứ ba, đặc biệt là Trung Đông và Bắc Phi, đang ồ ạt di cư tới châu Âu, phần lớn là do lỗi của Washington và Brussels. Do vậy, Nga không phải là nguyên nhân thúc đẩy làn sóng người di cư, mà chỉ trở thành điểm trung chuyển tự nhiên trên đường đến Phần Lan, do vị trí địa lý của Nga.

Vadim Kozyulin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu và quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc trò chuyện với RT, mô tả quan điểm của Helsinki rõ ràng là không thân thiện. Nhà phân tích này cho rằng, đây là sự tiếp nối của chính sách dẫn tới sự cắt đứt các mối quan hệ và đối đầu Nga.

Theo ông Kozyulin, quan hệ giữa Phần Lan và Nga đã kéo dài khoảng cách trong vài năm, dù trước đây cả hai bên có mối quan hệ khá ổn định.

"Mối quan hệ tốt đẹp hiện đang bị phá vỡ. Tất nhiên, Phần Lan chịu thiệt hại về kinh tế và tài chính với việc đóng cửa biên giới. Nhưng đây lại thể hiện vai trò của chính quyền Phần Lan. Helsinki làm tất cả để thể hiện "sự thống nhất của phương Tây", và thái độ nhất quán của Helsinki đối với Moskva" - nhà khoa học chính trị Kozyulin lập luận./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.