Tám dấu hiệu bắt đầu xuất hiện sau 2 ngày nhiễm Omicron

Biến thể Omicron có những biểu hiện gần giống với cảm lạnh thông thường và thời gian ủ bệnh từ 2 ngày trở lên.

Omicron đã gây ra một làn sóng lo lắng khi đột biến mới nhất của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền nhanh đáng kinh ngạc.

Theo dữ liệu ngày 31/12, Vương quốc Anh có khoảng 250.000 ca Omicron.

Trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron ở Anh được ghi nhận vào ngày 27/11. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, các ca bệnh đã tăng theo chiều xoắn ốc từ một chữ số đến một phần tư triệu.

Nhìn chung, các triệu chứng của Omicron có vẻ nhẹ hơn so với các chủng virus SARS-CoV-2 khác, đặc biệt đối với những người đã tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn trở nặng và một số trường hợp đã tử vong sau khi nhiễm Omicron.

Ảnh minh họa: Ahmedabadmirror
Ảnh minh họa: Ahmedabadmirror

Ba triệu chứng chính thức của Covid-19 là ho liên tục, sốt, mất vị giác/khứu giác. Tuy nhiên, nhiều người không gặp phải bất kỳ biểu hiện nào như vậy khi nhiễm Delta, Omicron.

Nhiều người đã so sánh các dấu hiệu của Omicron với cảm lạnh thông thường gồm ngứa cổ họng và sổ mũi.

Từ dữ liệu ở Anh, Mỹ, Nam Phi, các chuyên gia trên toàn cầu đã xác định được 8 triệu chứng chính của Omicron. Họ cảnh báo, những biểu hiện này rất có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.

Đó là ngứa cổ họng, đau lưng dưới, chảy nước mũi/nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đổ mồ hôi đêm, nhức mỏi cơ thể.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhất là 2 ngày sau khi tiếp xúc với một người nhiễm Omicron. Tuy nhiên, có những bệnh nhân chỉ bộc lộ triệu chứng 14 ngày sau khi tiếp xúc. Đó là lý do nếu phơi nhiễm với virus, bạn nên xét nghiệm và tự cách ly trong 10 ngày.

Ryan Roach, Giám đốc điều hành của Công ty bảo hiểm sức khỏe Discovery Health (Nam Phi), nhận xét, các bằng chứng cho thấy triệu chứng Omicron dường như xuất hiện trong vòng 3 ngày.

Những người bị Covid-19 nhẹ thường không khỏe trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều người đang phải chịu đựng những cảm giác khó chịu kéo dài hàng tháng trời.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.