Tấn công Syria là tấn công toàn bộ hệ thống Liên Hợp quốc

(Baonghean.vn) - Việc Mỹ đưa ra đe dọa sử dụng vũ lực tại Syria phá hoại luật pháp quốc tế và toàn bộ hệ thống Liên Hợp quốc. Đó là tuyên bố của Đại sứ Bolivia Sacha Llorenti, người đã kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về vấn đề này.
Cờ Liên Hợp quốc và cờ Mỹ treo trước trụ sở Liên Hợp quốc. Ảnh: Reuters
Cờ Liên Hợp quốc và cờ Mỹ treo trước trụ sở Liên Hợp quốc. Ảnh: Reuters

Theo ông Llorenti, bằng việc đe dọa có hành động chống lại Damascus dù có hay không sự ủng hộ của Liên Hợp quốc, Washington đang tự đặt mình lên trên tất cả các quốc gia khác, phủ nhận luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc và toàn thể hệ thống Liên Hợp quốc.

Vị đại sứ này nói: “Vấn đề là Mỹ tin tưởng và họ hành động như thể họ cao hơn bất kỳ luật lệ nào. Họ tin rằng họ có quy tắc riêng và không phải như vậy”.

Hôm 11/4, Llorenti với tư cách đại diện cho thành viên không thường trực Bolivia đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhóm họp vào ngày 12/4 để thảo luận về “sự leo thang giọng điệu liên quan đến Syria và những mối đe dọa hành động quân sự đơn phương này”.

Điều này diễn ra sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Nikki Haley hôm 9/4 đưa ra đe dọa rằng Washington có thể một mình tham chiến tại Syria nếu nước này không thể có được sự chấp thuận tại Liên Hợp quốc do cái mà bà gọi là “sự cản trở” từ phía Nga. “Dù được chấp thuận hay không, Mỹ cũng sẽ đáp trả”, Haley nói.

Llorenti lập luận rằng trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đang tự mình đối diện với nhiều vấn đề và cần cải tổ, thì ưu tiên hàng đầu của cơ quan này phải là “đoàn kết và tạo ra một cơ chế độc lập nhằm điều tra các vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học”.

Ngay cả khi các quốc gia không thể thống nhất được một cơ chế, điều này cũng không có nghĩa là Mỹ được phép làm bất cứ điều gì họ muốn tại Syria, Llorenti phát biểu, và cho rằng tại thời điểm hiện tại “không có cuộc điều tra thuyết phục nào về vụ tấn công hóa học”.

“Vì vậy, dù xảy ra chuyện gì, nếu Mỹ đơn phương hành động, họ sẽ vi phạm luật quốc tế và hệ thống của Liên Hợp quốc dĩ nhiên là không nên chấp nhận việc đó”, Llorenti nhấn mạnh, lưu ý rằng một vụ tấn công quân sự có thể xảy ra “sẽ không phải là vụ tấn công nhằm vào Syria, mà là vụ tấn công nhằm vào toàn bộ hệ thống Liên Hợp quốc”.

Llorenti hưởng ứng tuyên bố trước đó của Đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc Vasily Nebenzia, người khẳng định rằng bằng các mối đe dọa đối với Syria, Mỹ đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc, vốn cấm các đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Đại sứ Nga cũng nói rằng “ưu tiên tức thời” của Liên Hợp quốc phải là tìm cách tránh xảy ra một cuộc chiến.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.