Tân Kỳ: Dồn điền, đổi thửa phát triển vùng nguyên liệu mía

(Baonghean) - Ở huyện Tân Kỳ, một số xã, từ chuyển đổi ruộng đất đã tạo được cánh đồng lớn trồng mía cho hiệu quả cao, đạt năng suất 100 - 120 tấn/ha.

Giai Xuân là xã trồng mía chủ lực của huyện Tân Kỳ. Xã thuộc vùng cao của huyện, ruộng đồng không bằng phẳng, có nhiều xứ đồng, hạ tầng giao thông không thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản. Xuất phát từ thực tế đó, xã Giai Xuân đã đề ra những cách làm sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Xã còn trích kinh phí 169 triệu đồng để thuê máy đào, máy kéo và một số phương tiện khác san lấp mặt ruộng, lắp đặt 2 dãy cống để chống ngập úng, nhân dân đóng góp 1.231 ngày công để làm mới 9 tuyến đường giao thông nội đồng nhằm thuận lợi cho nông dân trong sản xuất. Trên diện tích hơn 117 ha mía trải dài trên 7 xứ đồng được xã Giai Xuân cải tạo lại, phá bỏ toàn bộ bờ vùng bờ thửa và thay vào đó là những hàng bê tông như thế này để làm mốc cắm giữa các ô thửa. Từ 1.016 thửa, sau khi dồn điền, đổi thửa chỉ còn 329 thửa, giảm 678 thửa.

Sau khi chuyển đổi ruộng đất, Công ty Mía đường Sông Con đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía ở Tân Kỳ. Ảnh: Phương Thảo
Sau khi chuyển đổi ruộng đất, Công ty Mía đường Sông Con đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía ở Giai Xuân - Tân Kỳ. Ảnh: Phương Thảo

Ông Nguyễn Hữu Triển - Phó Chủ tịch UBND xã Giai Xuân cho biết thêm: “Đến nay đồng ruộng bằng phẳng nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa, nhân dân đều phấn khởi. Sau khi dồn điền, đổi thửa, chúng tôi đã quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng, tổ chức phân lô và tiến hành chia đất cho các hộ dưới sự giám sát của người dân, đảm bảo khách quan, dân chủ và được đông đảo nhân dân đồng tình. Hiện nay, với hơn 117 ha đất đã dồn điền, đổi thửa xong, chúng tôi đầu tư khuyến khích nhân dân trồng mía tập trung để tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định lâu dài cho cây mía”.

Lợi ích đem đến cho gia đình chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Vạn Long, xã Giai Xuân từ khi dồn điền, đổi thửa là diện tích đất canh tác bằng phẳng, thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm được chi phí đầu tư, giảm được sức lao động từ 30 - 40%.

Nếu như trước đây, trên diện tích 1 ha mỗi khi bước vào vụ trồng mía gia đình chị Hoa phải thuê 40 công, mỗi công giá từ 150.000 - 200.000 đồng; tính ra gia đình chị cũng phải chi trả 6 triệu đồng để thuê nhân công lao động. Nay nhờ áp dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gia đình chị chỉ mất 4 triệu đồng, tiết kiệm được 2 triệu đồng và hoàn thành công việc trong 1 ngày. Chị Nguyễn Thị Hoa phấn khởi chia sẻ: “Ngày trước ruộng nhà tôi có 4 thửa, nay chuyển đổi về 1 thửa, thuận lợi nhiều cho sản xuất; đỡ vất vả rất nhiều”. 

Với hiệu quả của chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn Tân Kỳ, Công ty cổ phần Mía đường Sông Con đã hỗ trợ về phân bón, giống và 4 triệu đồng/1ha cho bà con nông dân và cam kết thu mua mía với giá tăng khoảng 10%. Xã Nghĩa Đồng cũng là địa phương làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa và đưa mía xuống đồng. Cây mía ở Nghĩa Đồng được trồng trên đất lúa cho năng suất và hiệu quả cao, đặc biệt khi bà con áp dụng cơ giới hóa và đầu tư thâm canh. Năng suất mía đạt bình quân 80 tấn/ ha, có hộ đạt 90 tấn/ha. Đất đai ở Nghĩa Đồng đủ độ ẩm do có hệ thống thủy lợi, lại bằng phẳng nên cây mía phát triển. 

Toàn xã Nghĩa Đồng có 960 ha canh tác, sau dồn điền, đổi thửa bình quân mỗi thửa rộng từ 1.000 đến 3.000 m2, mỗi hộ chỉ có từ 1 đến 1,3 thửa ruộng. Cách làm của xã Nghĩa Đồng xuất phát từ lợi ích của dân. Người dân thấy lợi ích trong công tác dồn điền, đổi thửa nên đã tự nguyện góp công, góp của, hoàn thành tốt công tác này. Sản lượng cây trồng như lúa, ngô, mía ở xã Nghĩa Đồng luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nếu như trước đây khi chưa dồn điền, đổi thửa thì sản lượng lương thực mỗi năm của xã Nghĩa Đồng đạt 4.800 tấn thì đến nay đạt 6.200 tấn, tăng 1.400 tấn. Cây mía trước đây năng suất chỉ đạt 50 tấn/ha, nay tăng lên 80 tấn/ha. 

Ông Ngô Xuân Nghĩa - Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đồng khẳng định: “Khi dồn điền, đổi thửa xong, địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả, đặc biệt ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất với máy làm đất 3 chảo. Đồng thời Công ty CP Mía đường Sông Con cũng bám địa phương, bám dân để tập huấn các ứng dụng, kỹ thuật thâm canh mới, cho dân vay tiền mua máy móc sản xuất cho mía”.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía ở Tân Kỳ.  Ảnh: Phương Thảo
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía ở Tân Kỳ. Ảnh: Phương Thảo

Huyện Tân Kỳ đã xác định việc dồn điền, đổi thửa là khâu quan trọng để xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển bền vững. Với phương châm không làm dàn trải, kéo dài, dồn điền, đổi thửa đến đâu giao đất cho bà con sản xuất đến đó, huyện Tân Kỳ đã kịp thời phân bổ kinh phí của tỉnh trên 400 triệu đồng để hỗ trợ cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa.

Đến nay, các địa phương trong toàn huyện đã dồn điền, đổi thửa được 1.872 ha, đạt trên 98% kế hoạch. Một số xã như Nghĩa Đồng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hợp, Tân Long... đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Đi đôi với công tác dồn điền, đổi thửa, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất đã được các địa phương triển khai thực hiện tốt, đến nay toàn huyện đã hoàn thành 20 km giao thông nội đồng rộng rãi với chiều rộng từ 6 - 8m.

a
Mía Thái Lan năng suất đạt 100 tấn/ ha ở Tân Xuân - Tân Kỳ.Ảnh Châu Lan

Ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Kỳ cho biết: “Hiện nay, Tân Kỳ đã xây dựng được 3 cánh đồng mẫu lớn về mía ở các xã Giai Xuân, Tân Xuân và Nghĩa Đồng; mỗi cánh đồng ít nhất là 50 ha, nhiều nhất 120 ha. Công ty cổ phần mía đường Sông Con tích cực hỗ trợ các xã làm đường, chi phí cày, giống, kinh phí trồng mía công ty cũng cho nông dân vay, khi thu hoạch mía mới thanh toán. Huyện đã tổ chức hội thảo với các xã về hiệu quả của các cánh đồng mẫu lớn về mía trên địa bàn và tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới”. 

Tuy nhiên, với diện tích mía gần 6.000 ha, cánh đồng mía lớn ở Tân Kỳ vẫn còn ít và nhà máy, chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục nhân rộng các mô hình trong thời gian tới. 

Phương Thảo

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.