Tân Kỳ xây dựng 4 sản phẩm chủ lực cho chương trình OCOP

Bài: Thanh Phúc; Kỹ thuật: Lâm Tùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Năm 2019, huyện Tân Kỳ đã lựa chọn 4 sản phẩm chủ lực của địa phương để chấm điểm, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tiến tới gắn sao. Những sản phẩm đó gồm: Cam sông Con (Tân Phú), trứng gà sạch Cao Cường (xã Nghĩa Hoàn), mật mía Tân Kỳ (Tân Hương), mật ong Nghĩa Bình.
Thay đổi tư duy người sản xuất
Lựa chọn và đăng ký xây dựng sản phẩm trứng gà sạch thành sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thời gian qua, chính quyền xã Nghĩa Hoàn đã hỗ trợ tích cực, đồng hành cùng người chăn nuôi mở rộng quy mô, nâng chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Phương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết: “Xã đã tạo điều kiện về thủ tục thuê đất, chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch thành các vùng chăn nuôi, cho người dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Khi xác định đăng ký trứng gà là sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương, xã đã tìm cách để xúc tiến quảng bá sản phẩm: tham gia hội chợ, hội nghị, triển lãm...”. 
Chú thích
Trứng gà được đăng ký là sản phẩm đặc trưng, chủ lực của xã Nghĩa Hoàn. Ảnh: T.P

Về phía hộ chăn nuôi, ngoài đầu tư mở rộng quy mô trang trại đã chú trọng đến nuôi gà sạch, an toàn theo hướng sinh học để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, có truy xuất nguồn gốc. Anh Cao Văn Cường ở xóm Đồng Tâm (xã Nghĩa Hoàn), chủ trang trại gà an toàn sinh học cho biết: “Trứng gà của trang trại tôi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP. Tôi luôn nỗ lực hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể, nuôi gà theo đúng quy trình an toàn sinh học; thức ăn, nước uống cho gà đều qua kiểm định, bổ sung chất xơ cho gà bằng các loại thức ăn tự nhiên... Tuy nhiên, hiện trứng gà của trại vẫn tiêu thụ nhỏ lẻ trên thị trường trong tỉnh, chưa được nhiều người biết đến.

Hy vọng, khi tham gia Chương trình OCOP, được “gắn sao”, được quảng bá, thương hiệu trứng gà sạch của trang trại chúng tôi được biết đến nhiều hơn, tiêu thụ rộng rãi hơn, mang lại thu nhập cao cho gia đình”.
Chú thích
Trang trại chú trọng đến nuôi gà sạch, an toàn theo hướng sinh học. Ảnh: T.P

Nằm trong 4 sản phẩm chủ lực của huyện tham gia Chương trình OCOP, vùng trồng cam Xuân Lý (xã Tân Phú) đã được quy hoạch với diện tích 37 ha sản xuất theo quy trình VietGAP, sinh thái hữu cơ. Nhằm tạo mối liên kết trong sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, thay đổi hình thức sản xuất theo hướng tập trung, huyện, xã đã xúc tiến thành lập tổ hợp tác cam sạch sông Con. Hiện cam Sông Con đã được cấp chỉ dẫn địa lý cam Vinh, đang thẩm định để công nhận đạt chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Tấn Phượng - Tổ trưởng Tổ hợp tác cam sạch sông Con cho biết: “Tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, 25 hộ trồng cam trong tổ đã được tập huấn, tuyên truyền về các tiêu chí của sản phẩm OCOP, từ đó, trong quá trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình để đạt chuẩn sạch, an toàn, chất lượng. Chẳng hạn như trong trồng, chăm sóc cam sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu thảo dược, phân bón hữu cơ vi sinh, nước tưới được lọc qua máy để đảm bảo tiêu chí cam sạch. Đồng thời, các nhà vườn chỉ “mở trại” bán khi cam chín đủ độ, đảm bảo ngon, ngọt để giữ thương hiệu”.
Các hộ trồng cam ở Xuân Lý hy vọng rằng, sau khi được đánh giá của huyện, của tỉnh, sản phẩm cam sạch của địa phương được dán tem truy xuất nguồn gốc, có nhãn hiệu, thương hiệu thì sẽ có đầu ra ổn định, giá thành cao và người trồng có lãi.
Vùng cam sạch sông Con (xã Tân Phú) được xác định là 1 trong 4 sản phẩm chủ lực của địa phương theo lộ trình thực hiện Chương trình OCOP 2019.
Vùng cam sạch sông Con (xã Tân Phú) được xác định là 1 trong 4 sản phẩm chủ lực của địa phương theo lộ trình thực hiện Chương trình OCOP 2019.

Năm 2019, huyện xác định tiêu chuẩn hóa cho 4 sản phẩm chủ lực gồm: Trứng gà sạch Nghĩa Hoàn; Cam sạch sông Con (Tân Phú); Mật ong Nghĩa Bình và mật mía Tân Hương. Theo đó, huyện dành kinh phí 1,25 tỷ đồng để tổ chức đánh giá và công nhận các sản phẩm; xây dựng sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm nông nghiệp tốt; hỗ trợ bao bì, nhãn mác; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Điều đáng ghi nhận là, khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP chính chủ thể (Hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân) đều có ý thức sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô và đặc biệt là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Người sản xuất đều mong muốn sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Chú thích?
Để sản xuất cam sạch theo chuẩn VietGAP, cam được chăm sóc hoàn toàn chế phẩm sinh học; người trồng cam ở Tân Phú đầu tư hệ thống máy lọc nước để tưới cho cam.
Cơ hội để nông sản địa phương vươn xa
Thực hiện Đề án OCOP, UBND huyện Tân Kỳ đã ban hành kế hoạch thực hiện; thành lập Ban điều hành, Tổ giúp việc triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2020, huyện sẽ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có của địa phương.
Cụ thể, nhóm thực phẩm có: bánh, bún, miến của các làng nghề xã Nghĩa Thái; cam Tân Kỳ; gà thả vườn; nấm, tinh bột nghệ, mật mía, dê, trứng gà, thịt trâu, thịt bò...; nhóm đồ uống có: rượu cần, rượu men lá, chè vằng...; nhóm thảo dược có giảo cổ lam, cây đinh lăng, cà gai leo...; nhóm may mặc có dệt thổ cẩm; nhóm hàng lưu niệm có đồ mộc; nhóm dịch vụ và du lịch nông thôn có du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tại xã Tiên Kỳ...
Mật mía, mật ong đang được Tân Kỳ lựa chọn để tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chí của chương trình OCOP. Ảnh: T.P
Mật mía, mật ong đang được Tân Kỳ lựa chọn để tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chí của chương trình OCOP. Ảnh: T.P

Tuy nhiên, các sản phẩm đó chưa thực sự thương mại hóa, khó tiêu thụ; tính sáng tạo thấp, chất lượng không ổn định, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; việc phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương còn tự phát, quy mô nhỏ, lực lượng lao động tay nghề thấp, khó tiếp nhận và ứng dụng KHKT vào sản xuất; thiếu sự liên kết, chủ động trong tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ thúc đẩy phát triển...

Với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu đến năm 2030 mỗi xã của huyện có ít nhất từ 1 - 2 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, với những đặc thù gắn với những nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên.
Theo đó, huyện đã đề ra các nhóm giải pháp gồm: Tuyên truyền; quy hoạch; kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển tổ chức sản xuất; phát triển các sản phẩm; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ; huy động nguồn vốn; xây dựng cơ chế, chính sách.

“Thực hiện Đề án OCOP, huyện có một số lợi thế như các sản phẩm chất lượng thực sự, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá tốt, tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của các chủ thể đã rõ nét hơn, hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn OCOP. Tuy nhiên, công tác quản lý, quản trị, tư duy sản xuất, kinh doanh và tính chủ động tìm kiếm thị trường của các chủ thể còn hạn chế. Huyện đang tìm cách khắc phục khó khăn trên để Đề án OCOP tiếp tục được triển khai hiệu quả”.

Ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng NN&PTNT, Phó ban trực Ban Điều hành Chương trình OCOP huyện Tân Kỳ.

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.