Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

(Baonghean.vn) - Ngày 20/10, UBND tỉnh Nghệ An có Công điện số 14/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Nội dung công điện như sau:

     CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN, ĐIỆN:
-Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã;
-Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành câp tỉnh.
Theo thông báo của Cục Thú y, hiện nay cả nước có 05 ổ địch cúm gia cầm tại 05 huyện của 05 tỉnh (Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum, Tuyên Quang, Thái Bình); có 04 ổ dịch LMLM tại 03 huyện của 03 tỉnh (Phú Yên, Hà Tĩnh, Đắc Nông) chưa qua 21 ngày. Cá biệt đã phát hiện cơ sở giết mổ lợn bị mắc bệnh LMLM để đưa đi tiêu thụ. Kết quả giám sát chủ động LMLM tại 11 tỉnh cho thấy có 17,97% mẫu xét nghiệm dương tính với kháng thể tự nhiên và 3,29% mẫu xét nghiệm có vi rút LMLM; mẫu giám sát xét nghiệm Cúm gia cầm phát hiện Cúm A/H5N6 là 4,87%. Dịch Tai xanh ở lợn đã xảy ra tại huyện cẩm Xuyên 1 Hà Tĩnh và huyện Gò Công Tây 1 Tiền Giang chưa qua 21 ngày.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đầu năm 2015 đến nay đã xảy ra một số ổ dịch LMLM, Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 trên đàn gia súc, gia cầm nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình tại một số địa phương. Ngày 16/10/2015, dịch Tai xanh đã xảy ra tại xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, đã tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh 187 con của 13 hộ thuộc 03 xóm. Nguyên nhân dịch xẩy ra chủ yếu trên đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng, mầm bệnh lưu hành trong động vật khỏe mang trùng chiếm tỷ lệ cao; Công tác giám sát phát hiện dịch ở một số địa phương còn chậm. Kết quả giám sát chủ động sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm tại một số chợ trên địa bàn các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Tp Vinh cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút Cúm gia cầm chủng H5N6 (22,9%), H5N1 (2,7%), Tai xanh (11%). Đặc biệt trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa những tháng cuối năm 2015, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh... trong thời gian tới rất cao.
Để hạn chế và khống chế kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan ra diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm Công điện khẩn số 8385/CĐ-BNN-TY ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó tập trung những nội dung sau:
1. UBND các huyện, thành, thị
- Đối với UBND huyện Hưng Nguyên đang có dịch Tai xanh ở lợn, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp để dập tắt dịch Tai xanh trong thời gian sớm nhất.  
- Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện vùng tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh, và tiếp giáp với huyện Hưng Nguyên gồm: TP.Vinh, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên thành lập 01-02 chốt kiểm dịch tạm thời gồm các lực lượng: Thú y, CSGT và Quản lý thị trường tham gia, tại một số trục đường đường giao thông chính giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh và huyện có dịch Tai xanh để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra, vào vùng dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Đối với các huyện chưa có dịch:
+ Thành lập các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão tại địa bàn các xã, các khu vực có nguy cơ cao...
+ Giao Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo Bí thư, trưởng khối, xóm, thôn, bản, thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát lâm sàng, phát hiện và báo cáo dịch bệnh đúng quy định. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch bệnh từ UBND xã lên huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thú y) để có biện pháp kịp thời xử lý ổ dịch khi mới phát sinh.  
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình huyện, hệ thống loa phóng thanh của xã, phường, thị trấn về tính chất nguy hại của dịch Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh... để nhân dân, người chăn nuôi hiểu và tự giác thực hiện.
- Chỉ đạo Trạm thú y, Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với lực lượng Công an, Quản lý thị trường của huyện... tăng cường kiem tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Triển khai thực hiện Tháng hành động vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh đợt 2 năm 2015 từ ngày 25/10 - 25/11/2015.
- Chủ động bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống dịch bệnh giạ súc, gia cầm trong năm 2015 và xây dựng Kế hoạch có bố trí các hạng mục kinh phí cụ thể để chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2016 địa bàn huyện.
- Đối với các huyện biên giới giáp nước bạn Lào: Chỉ đạo UBND các xã vùng giáp biên phối hợp lực lượng Thú y huyện, Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan có biện pháp ngăn chặn việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.
- Chỉ đạo UBND cấp xã:    
+ Tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc vụ Thu 2015 đạt tỷ lệ cao, rà soát lại số vật nuôi chưa được tiêm phòng để tiêm phòng bổ sung; triển khai tháng khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 2 năm 2015.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh; tuyên truyền, vận động và áp dụng các chế tài bắt buộc người giết mổ gia súc, gia cầm phải thực hiện giết mổ tại cơ sở giết mổ hoặc điểm giết mổ đủ điều kiện vệ sinh thú y.
+ Thành lập đội phản ứng nhanh kiểm tra thường xuyên tại các chợ, cơ sở và điểm giết mổ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh làm lây lan dịch bệnh.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Khi có dịch xảy ra, có nguy cơ lây lan ra diện rộng, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, tổ công tác liên ngành tổ chức kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫm cảm với bệnh ra vào vùng dịch.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với UBND cấp huyện tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, chuẩn bị nhân lực, văc xin, hoá chất, vật tư,... chủ động phòng chống dịch; phối hợp với chính quyền cấp huyện quản lý giết mổ; chỉ đạo các Trạm Thú y thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch gia súc, gia cầm tại gốc; quy trình kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại các cơ sở, điểm giết mổ được phép hoạt động; quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng giống vật nuôi trên địa bàn, thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch con giống theo quy định.
3. Sở Y tế:
Chủ trì phối hợp với ngành thú y để hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa chủ động các bệnh chung giữa người và động vật...
4. Sở Thông tin và truyền thông, Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An; Đài truyền thanh, truyền hình huyện:
Phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm... để nhân dân biết và tự giác phối hợp thực hiện.
5. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt là kinh phí mua vắc xin, hóa chất dự phòng, kinh phí lấy mẫu giám sát bệnh chủ động để giúp ngành Thú y ứng phó có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.  
6. Công an tỉnh:
Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường tỉnh, huyện phối hợp với các ngành, địa phương cử lực lượng tăng cường phối hợp với ngành thú y để kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không làm kiểm dịch; gia súc, gia cầm từ vùng dịch vào địa bàn tỉnh.
7. Ban chỉ đạo Phòng chổng dịch các cấp:
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương, triển khai các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh khẩn trương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh để có các biện pháp giải quyết kịp thời.
    KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH:  Đinh Viết Hồng

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.