Tăng thu hút đầu tư trong phát triển cụm công nghiệp
(Baonghean) - Hiện nay Chính phủđã coi trọng việc quan tâm phát triển cụm công nghiệp với các chính sách khuyến khích kèm theo. Tỉnh ta hiện có 12 cụm công nghiệp (CCN) đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động với tổng diện tích 183,8 ha; tổng số vốn đầu tư theo dự án phê duyệt là 509,917 tỷđồng...
12 cụm công nghiệp nói trên gồm: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Diễn Hồng, Diễn Tháp, Châu Quang, Thung Khuộc, thị trấn Đô Lương, Thị trấn Anh Sơn, Nghĩa Mỹ, Hưng Lộc, Trường Thạch, Nam Giang. Trong đó có 6 cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: Nghi Phú, Đông Vĩnh (TP.Vinh), Diễn Hồng (Diễn Châu), Châu Quang (Quỳ Hợp), thị trấn Đô Lương, thị trấn Anh Sơn ; vốn đầu tư thực hiện đạt 226 tỷđồng chủ yếu từ ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến khích đầu tư, nguồn đầu tư có mục tiêu của Chính phủ.
Công ty dệt may HAI VINA Kim Liên tại cụm công nghiệp Nam Giang -
Thực tế, các cụm công nghiệp hình thành đã thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của từng địa phương, khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển dịch vụđi kèm, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Các CCN đã thu hút 113 dự án đầu tư với lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm chế biến khoáng sản, lâm sản, may dệt kim, gia công cơ khí, tái chế kim loại, tái chế và sản xuất sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì; tổng mức đầu tư các doanh nghiệp CCN đạt 1.913 tỷđồng, bình quân 15-20 tỷđồng/doanh nghiệp; số lao động làm việc trong các CCN khoảng 4.900 người, bình quân 30 lao động/doanh nghiệp. Năm 2011, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp CCN đạt xấp xỉ 1.000 tỷđồng, chiếm 12 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; nạp vào ngân sách khoảng 75 tỷđồng.
Tuy vậy, sự phát triển của các CCN trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn đang trong thực trạng chung ở nhiều địa phương trong cả nước; đó là vẫn chưa thực sự thu hút đầu tư. Chưa nói ở các CCN việc triển khai xây dựng hạ tầng chậm và thiếu đồng bộ, mà ngay ở các CCN đã cơ bản hoàn thành đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật nằm ở vùng lợi thế như các CCN ở TP. Vinh (Đông Vĩnh, Nghi Phú), ven Quốc lộ 1A (Diễn Hồng), các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và các dự án đầu tư mục đích không phù hợp hoặc thiếu tính bền vững (nhưở CCN Diễn Hồng)...
Một số CCN ngày càng bộc lộ sự bất cập trong quy hoạch vị trí (như CCN Thị trấn Đô Lương, Đông Vĩnh... đã làm nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là môi trường. Tuy nhiên, phải nói hạn chế cơ bản trong phát triển CCN ở tỉnh ta hiện nay vẫn là về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc nhất là trên lĩnh vực thuê đất, hợp đồng sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng; huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp cụm công nghiệp thấp; đời sống người lao động tham gia sản xuất trong CCN hầu như chưa được coi trọng...
Giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh ta tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển theo qui hoạch 38 CCN. Phân kỳđầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2012-2015 hoàn chỉnh công tác chuẩn bịđầu tư và tập trung đầu tư phát triển 27 CCN; trong đó tập trung kêu gọi đầu tưưu tiên nguồn vốn để thu hút đầu tư, phấn đấu đến năm 2015 lấp đầy các cụm công nghiệp: Nghĩa Mỹ, Trường Thạch, Nam Giang, Lạc Sơn, Đồng Văn, Nghĩa Hoàn, Thị trấn Yên Thành, và cơ bản lấp đầy các cụm công nghiệp Nghĩa Long, Nam Thái, Hưng Đông, Nghi Liên, Nghi Kim, Thọ Sơn I, Thọ Sơn II.Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục triển khai đầu tư các cụm còn lại theo qui hoạch.
Rút kinh nghiệm tồn tại trong công tác quy hoạch xây dựng thời gian qua là chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa khoa học, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, một số CCN hình thành tự phát...nên việc lập, thẩm định, phê duyệt chi tiết, dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo qui hoạch phải lựa chọn xác định được vị trí, quy mô, định hướng ngành nghề phát triển. Trong quy hoạch phải đề ra tiến độ các bước triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch khác nhất là quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển KCN tập trung. Quá trình triển khai quy hoạch phải tính đến hướng đầu tư mở rộng phát triển các CCN lên thành KCN tập trung khi có điều kiện.
Vềcơ chế chính sách cho phát triển các CCN, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Chính phủ và khả năng huy động nguồn thu từ ngân sách địa phương, sẽ tăng thêm mức hỗ trợ các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng cho các cụm công nghiệp được qui định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 4/9/2009 của UBND tỉnh. Kết hợp hỗ trợ nguồn ngân sách của Trung ương cho tỉnh từ các chương trình, kết hợphuy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, để tạo nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển các CCN, đồng thời với việc lập quy hoạch chi tiết gắn với việc hình thành các đô thị, thị trấn, thị tứ thực hiện quy hoạch các khu dân cư kèm theo để bán, sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất thu được cho đầu tư phát triển. Đào tạo miễn phí cho các khoá học nghề ngắn hạn, hỗ trợ toàn bộ kinh phí từ ngân sách huyện và tỉnh cho công tác tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong CCN.
Đểđảm bảo các điều kiện thuận lợiđẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút doanh nghiệp lấp đầy các CCN, vấn đề cốt lõi là phải thực hiện đầu tư nhanh, đạt tiến độ. Muốn vậy, công tác giải phóng mặt bằng cần nhanh gọn, giao đất kịp tiến độ theo yêu cầu của nhà đầu tư. Kết hợp giữa đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, các chương trình phát triển giao thông với đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào CCN để tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình đảm bảo đầy đủ các yếu tố giao thông, cấp điện, cấp thoát nước cho công nghiệp. Một vấn đề hết sức coi trọng nữa là môi trường các CCN. Giải pháp vẫn là thực hiện cam kết về môi trường và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các cam kết đó, khi có vi phạm cần xử lý nghiêm. Thường xuyên quan trắc môi trường tại các CCN, đặc biệt ở các lĩnh vực gây ô nhiễm nhiều như: dệt, nhuộm, thuộc da, chế biến giấy,... để có biện pháp xử lý và khắc phục.
Cuối cùng là công tác tổ chức quản lý CCN. UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện; trước mắt, tập trung một số mặt: Xúc tiến thành lập thí điểm Trung tâm phát triển cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng và tính khoa học trong lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư CCN trong đó đặc biệt quan tâm bố trí hợp lý mặt bằng, không gian và các biện pháp xử lý môi trường tổng thể. Tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các vướng mắc và những vi phạm trong quá trình xây dựng, phát triển CCN.
Đình Sâm