Xây dựng Đảng

Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại 4.0 - Kỳ cuối: Hoàn thiện hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số

Nhóm P.V Thời sự 18/07/2024 09:13

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định phương hướng và nhiệm vụ quan trọng: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ.” Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp cốt lõi là Mặt trận Tổ quốc phải đổi mới phương thức hoạt động, chuyển từ trạng thái hành chính sang hành động thông qua quá trình chuyển đổi số.

xaydungkhoidaidoanket-b4-cover.png

KỲ CUỐI:

Hoàn thiện hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số

Nhóm PV Thời sự • 18/07/2024

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định phương hướng và nhiệm vụ quan trọng: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ.” Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp cốt lõi là Mặt trận Tổ quốc phải đổi mới phương thức hoạt động, chuyển từ trạng thái hành chính sang hành động thông qua quá trình chuyển đổi số.

* * * * *

Từ những bài học thực tiễn trong thời gian qua, Báo Nghệ An đã tổng hợp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hệ thống Mặt trận, hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh và hiệu quả.

xaydungkhoidaidoanket-b4-b1(1).png

Để hoạt động Mặt trận các cấp thực sự đi cùng, bắt kịp với xu thế phát triển trong kỷ nguyên số, từ thực tiễn kinh nghiệm tại Nghệ An, tôi thiết nghĩ: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần sớm ban hành Đề án chuyển đổi số trong công tác Mặt trận trên phạm vi toàn quốc; trước mắt, sử dụng đồng bộ hệ thống phần mềm I-Office, chữ ký số trong hệ thống Mặt trận các cấp từ Trung ương đến cơ sở; phát huy hiệu quả tuyên truyền, vận động, tiếp thu, phản hồi ý kiến của các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội chính thống (như: Zalo OA chuyển đổi số, Fanpage cộng đồng); chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, chia sẻ tài nguyên trên tất cả các lĩnh vực của Mặt trận.

bna_ MH70.jpg
Quét mã QR kiểm tra tại gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng vùng miền trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.H

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng các phần mềm phục vụ chuyên môn, như: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân về các phong trào thi đua do Chính phủ phát động, các cuộc vận động Mặt trận kêu gọi; tiếp thu, nắm bắt, tổng hợp tình hình nhân dân, dư luận xã hội trên các kênh thông tin; tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị, phản ảnh của cử tri tại các kỳ tiếp xúc cử tri; theo dõi kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận gửi đến các cấp chính quyền; xây dựng bản đồ số kêu gọi, hỗ trợ và quản lý hoạt động cứu trợ, an sinh xã hội; đào tạo đội ngũ cán bộ Mặt trận trực tuyến; quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và vị trí việc làm; tổng hợp báo cáo định kỳ liên thông từ cấp xã đến Trung ương.

Việc ban hành Đề án chuyển đổi số trong công tác Mặt trận tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đội ngũ Mặt trận với phương châm “Hướng mạnh về cơ sở, lắng nghe tiếng dân, hành động vì dân”; từng bước hoàn thiện hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số.

*****

xaydungkhoidaidoanket-b4-b2.png

Từ thực tiễn công tác trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, có thể thấy rõ những lợi ích mà mạng xã hội mang đến cho những người làm công tác Mặt trận, đó là tuyên truyền qua mạng xã hội là cách chuyển tải nhanh nhất, lan tỏa nhất và hiệu quả nhất.

Để phát huy được những ưu điểm đó, phải có sự thống nhất, định hướng về mặt nội dung, và triển khai đồng bộ trên tất cả các trang, các nhóm Facebook, Fanpage, Zalo của Mặt trận từ huyện đến xã, thị trấn và khối, thôn, xóm; nội dung đăng tải, chia sẻ phải phong phú, ngắn gọn, có điểm nhấn, gây ấn tượng, thu hút, kèm hình ảnh chân thực, ấn tượng. Để làm được điều này, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ quản trị trang và đội ngũ cộng tác viên có kỹ năng truyền thông, nhanh nhạy về thông tin và đam mê, nhiệt huyết để cập kịp thời...

Tôi đề xuất nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho những quản trị trang mạng xã hội chính thống (đại diện cho tập thể), vừa khuyến khích sự cống hiến, tận tâm, tận tụy của đội ngũ này, vừa đảm bảo sự công bằng với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng hiện có chế độ.

*****

xaydungkhoidaidoanket-b4-b3.png

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đòi hỏi các cấp cần quan tâm quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận có trình độ, năng lực, có kỹ năng. Trong đó, đội ngũ cán bộ khối, xóm, thôn, bản đóng vai trò rất quan trọng, là lực lượng gần dân và trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách; đồng thời tiếp thu các kiến nghị, phản ánh của nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước các cấp.

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả của Mặt trận, hoàn thiện hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số thì việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ số, sử dụng mạng xã hội cho đội ngũ này là vô cùng quan trọng, đây là điều nên quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong đổi mới Mặt trận các cấp từ tỉnh đến khối, xóm, thôn, bản.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tri Lễ (Quế Phong) hướng dẫn bà con dân bản truy cập các trang fanpage Mặt trận Tổ quốc các cấp
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tri Lễ (Quế Phong) hướng dẫn bà con dân bản truy cập các trang Fanpage Mặt trận Tổ quốc các cấp. Ảnh: CSCC

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận tại khối, xóm, thôn, bản chủ yếu đã cao tuổi, khó tiếp cận với công nghệ số, hạn chế trong kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng mạng xã hội trong công tác có nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ số và kỹ năng sử dụng mạng xã hội cần phải từng bước trẻ hóa đội ngũ làm công tác Mặt trận, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề tập trung vào kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào công tác, tăng mức phụ cấp cho cán bộ làm công tác Mặt trận tại khối, thôn, xóm, bản để thu hút lực lượng cán bộ trẻ tham gia công tác Mặt trận để đạt hiệu quả cao hơn.

*****

xaydungkhoidaidoanket-b4-b4.png

Mạng xã hội ngày nay thu hút hàng chục triệu người sử dụng; là một kênh cung cấp, chia sẻ thông tin cực kỳ quan trọng của xã hội hiện đại. Bên cạnh các mặt tốt, thì mạng xã hội là một “mặt trận” ngày càng phức tạp mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải nhìn nhận đúng đắn, qua đó kịp thời đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, góp phần vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

FB các UBMT 2
Các trang Facebook của MTTQ các cấp tỉnh Nghệ An.

Hệ thống các Fanpage và các nhóm trên mạng xã hội thuộc Mặt trận các cấp ở Nghệ An hiện nay là kênh thông tin chính thống, tuyên truyền rộng khắp cho các hội viên, đoàn viên và người dân tận cơ sở. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, định hướng, giúp người dân nhận diện đúng những thông tin xấu, độc, nhất là khi có vấn đề, sự kiện diễn ra, thì cần thiết có cơ chế cung cấp thông tin chính thống nhanh nhạy, kịp thời, thống nhất để tuyên truyền, nhằm lan tỏa để người sử dụng mạng phân biệt được thông tin mà mình tiếp cận là giả hay thật; đúng hay sai; tốt hay xấu.

xaydungkhoidaidoanket-b4-box1.png
Toạ đàm Lắng nghe tiếng nói người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Ảnh Mai Hoa
Toạ đàm Lắng nghe tiếng nói người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Hoa

XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI CÁN BỘ MẶT TRẬN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Dự thảo Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XIV trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đề ra giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 là: “Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp; tập trung phát huy lợi thế của trang fanpage Mặt trận Nghệ An và trang Zalo OA chuyển đổi số, tiếp tục nghiên cứu các hình thức khác trên các trang mạng xã hội. Tiếp tục xây dựng hoạch định chiến lược tận dụng tối đa các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội với cùng bộ nhận diện và tên gọi “Mặt trận Nghệ An” như Fanpage, Facebook, theo lộ trình: Nhân rộng trang Zalo Official Account – Chuyển đổi số với tên Mặt trận Nghệ An; xây dựng kênh YouTube Mặt trận Nghệ An; Sử dụng TikTok Mặt trận Nghệ An, Twitter… tất cả với mục tiêu kết nối tối đa đến người dùng mạng xã hội hiện nay với công tác Mặt trận”.

“…Xây dựng hình ảnh người cán bộ Mặt trận đủ mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, luôn đi cùng và bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại - Người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số; Chuyển đổi số đòi hỏi mỗi cá nhân và tổ chức phải nhận thức đúng về sự cần thiết, tính cấp bách thay đổi phương thức tiếp cận, tư duy và cách làm việc hoàn toàn mới dựa trên nền tảng công nghệ số, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận. Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì công việc chung; không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước”.


>> Trang chủ
>> Kỳ 3: Nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động

Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại 4.0 - Kỳ cuối: Hoàn thiện hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO