Tàu già và cỗ máy cũ
(Baonghean) Mấy tuần nay, báo chí và dư luận xã hội đang "sôi sùng sục" bởi vụ khởi tố bị can nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng.
Chuyện của Dương Chí Dũng với Vinalines thì có vô vàn thứđể suy ngẫm. Chỉ riêng việc đem22.853 tỷđồng đi mua 73 con tàu cũđã thấy ông này thuộc loại "con trời". Nhiều chuyên gia kinh tế biển cho biết, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thường đóng mới và khai thác mỗi con tàu biển vào khoảng 6 - 7 năm đầu, sau đó họ bán lại cho những doanh nghiệp khác dùng tiếp chừng trên dưới 20 năm rồi thanh lý làm sắt vụn.
Vinalines tuy là tổng công ty lớn của Nhà nước nhưng lại ham chơi món tàu "se-cờn-hen". Trong 73 con tàu mà ông Dũng cho mua về thì có tới 17 tàu đã trên 15 tuổi, thậm chí có tàu đã ở tuổi 30.
Từ câu chuyện những con tàu già, tôi bỗng liên tưởng đến cỗ máy quản lý hành chính cũ kỹ, bất cập và kém tác dụng của chúng ta hiện nay. Dư luận báo chí cũng đã tốn không ít giấy mực để cảnh báo nhưng không mấy chuyển biến.
Hôm vừa rồi về huyện công tác, tôi hỏi Chánh Văn phòng vài câu chuyện:
Hội họp: Sao dạo trước nói giảm nhưng giờ xem lịch thì ngày nào cũng dăm ba cuộc. Đáp: đã làm cảđề án nhưng có thực hiện được đâu. Tôi hỏi tiếp, vậy chất lượng hội họp thế nào. Lại đáp, cuộc tốt cuộc chưa, lắm vị ngồi từ sáng đến chiều mà nội dung không liên quan gì đến ngành mình, bỏ về thì sợ chiếu tướng, mà ngồi lại thì lãng phí vô cùng. Biết là trật nhưng phải sửa từ từ.
Về báo cáo: Ở huyện một ngày mới thấy hoa cả mắt. Nhiều báo cáo rất hình thức, làm cốt để cấp trên không trừđiểm thi đua. Chánh văn phòng còn nói, dạo này lắm anh chuyên viên thành thạo công nghệ, chỉ cần copy, paste rồi sửa đổi tý số liệu và ngày tháng là xong. Truy thêm mới biết, khá nhiều việc kết quả còn rất khiêm tốn nhưng báo cáo thì nổ ring rang, năm nào cũng chuyển biến một bước, ngành nào cũng tăng khá so cùng kỳ, lĩnh vực nào cũng cải thiện đáng kể. Chỉ buồn là thực tiễn lại vẫn trì trệ và đìu hiu.
Lại nói về bộ máy, Chánh văn phòng lắc đầu: Huyện như một cái oi, việc gì cũng tới, nhưng cán bộ thì "botay.com", loại ngon nhất thì ở Hà Nội, loại vừa thì về Vinh, còn lại mới xuống huyện. Bộ máy vô cùng ôm đồm. Ví như cái phòng Văn hóa Thông tin chỉ có 3 người mà phải tham mưu quản lý cảđống lĩnh vực từ Văn hóa, Thể thao, Gia đình, Du lịch, rồi Viễn thông, Bưu chính, Công nghệ thông tin, Báo chí Xuất bản.
Đem câu chuyện của chánh văn phòng đi hỏi các nơi khác. Hóa ra đều na ná nhau.
Nhiều năm qua, chúng ta cứ hô hào cải cách hành chính, tháng nào ngành Nội vụ cũng yêu cầu báo cáo kết quả cải cách hành chính nhưng có vẻ như nước cứ chảy, bèo cứ trôi.
Nói ra thì đau thật, nhưng nghĩ kỹ lại thấy nhiều chuyện quá vô lý.
Nước ta được đánh giá là có tiềm năng phát triển. Nhưng cho tới nay, nguồn thu từ kinh tế nội địa chỉ chiếm trên dưới 50% GDP, thấp hơn nhiều so với tổng số nợ công mà Chính phủđã phải đi vay (55% GDP) và mỗi năm đang phải bỏ ra khoảng 119.400 tỷđồng để trả nợ. Trong những đồng nợ phải trảđó có khoản chi chính đáng cho phát triển, cho lợi ích cộng đồng nhưng nhiều khoản chi phải nói thẳng là rất bừa bãi và vô tội vạ. Chính những kiểu chi này đã làm cho Nhà nước ngày càng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Các chuyên gia kinh tếđầu ngành đã nhiều lần khẳng định, cỗ máy quản lý còn lởm khởm như vậy thì Dũng Vinalines có đội tàu già là chuyện không lạ. Và sau đội tàu già của Dũng Vinalines, chắc chắn nhiều vụ việc thậm chí còn ghê gớm hơn sẽ tiếp tục hé lộ.
Đó là nguồn gốc của vấn đề mà Trung ương cần phải suy nghĩ.
khánh Linh