Tàu ngầm “biết suy nghĩ” của Trung Quốc đe dọa vị thế thống trị Mỹ trên biển

Tàu ngầm hạt nhân trang bị “bộ não” biết suy nghĩ được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Mỹ, Nga trong cuộc cạnh tranh khốc liệt dưới đáy biển.

Trung Quốc hiện đang nâng cáp hệ thống máy tính cũ khí trên các tàu ngầm hạt nhân của nước này. Trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của tàu ngầm, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).

Tàu ngầm “biết suy nghĩ” của Trung Quốc đe dọa vị thế thống trị Mỹ trên biển ảnh 1
© Sputnik/ Алексей Даничев

Nhà nghiên cứu giấu tên Trung Quốc nói đây sẽ là bước đột phá không chỉ trong cuộc chiến dưới đáy biển mà còn đưa công nghệ AI đạt đến tầm cao mới.

"Tàu ngầm có sức hủy diệt khủng khiếp, nhưng bộ não thì vẫn còn rất hạn chế", nhà nghiên cứu này nói.

Các sỹ quan, thủy thủ vận hành tàu ngầm đều là những người có trình độ và dày dạn kinh nghiệm. Nhưng quãng thời gian hàng tháng trời ở dưới đáy biển sâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các thủy thủ.

Đó là lúc hệ thống trí tuệ nhân tạo với khả năng đưa ra suy nghĩ riêng giúp các sỹ quan chỉ huy giảm tải áp lực, nhà nghiên cứu Trung Quốc nói.

Cho đến nay, việc giải mã, trả lời tín hiệu thu thập được từ thiết bị thủy âm (sonar) hoàn toàn do con người thực hiện, không phải máy móc. Với sự trợ giúp của AI, nhiều công việc trên tàu ngầm có thể do máy móc đảm nhiệm hoàn toàn.

Trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp cho sỹ quan chỉ huy mọi thông tin cần thiết, như môi trường xung quanh, độ mặn, nhiệt độ của nước biển cũng như đưa ra cảnh báo về đối phương nhanh hơn nhiều so với con người.

Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc muốn bộ não mới phải nhỏ gọn và tương thích với các hệ thống máy tính hiện tại trên tàu ngầm.

"Điều đó giống như việc đặt một con voi vào hộp đựng giày vậy", một nhà nghiên cứu nói khi được hỏi về thách thức của dự án. "Quân đội không cần đến những tính năng hào nhoáng, quan trọng là độ tin cậy trên chiến trường".

Tàu ngầm “biết suy nghĩ” của Trung Quốc đe dọa vị thế thống trị Mỹ trên biển ảnh 2
© REUTERS/ Stringer

Theo nhà nghiên cứu này, chính quyền Trung Quốc đã rót lượng lớn tiền của vào dự án chế tạo AI cho tàu ngầm. Bởi AI là con đường ngắn nhất để Trung Quốc vượt qua Mỹ hay Nga về sức mạnh quân sự, theo SCMP.

Joe Marino, chuyên gia Mỹ đánh giá: "Kết hợp AI với các công nghệ tàng hình, cảm biến, vũ khí hiện đại, Trung Quốc đang thách thức sự thống trị trên biển của Mỹ".

Zhu Min, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc nhắc đến những rủi ro khi trang bị AI cho tàu ngầm hạt nhân.

"Hãy nghĩ đến viễn cảnh tàu ngầm mang theo kho vũ khí hạt nhân, đủ hủy diệt cả lục địa nhưng lại có khả năng suy nghĩ độc lập", ông Zhu nói, giống như những gì từng xuất hiện trên phim và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Deng Zhidong, giáo sư khoa học máy tính ở Bắc Kinh lại không cho rằng AI có thể tạo ra mối đe dọa, ít nhất là trong tương lai gần.

"Máy móc do AI điều khiển thì vẫn chỉ là máy móc. Chúng không phải là thực thể sống", ông Deng nói. "Hãy nghĩ rằng tàu ngầm trang bị AI giống như xe tự hành. Bạn có thể ngắt, chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay bất cứ lúc nào và tàu ngầm hạt nhân cũng như vậy".

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.