Tàu sân bay Mỹ tới Bắc Cực lần đầu sau 27 năm

Theo Vũ Anh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman xuất hiện ngoài khơi Na Uy, tham gia cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong nhiều năm qua.
Tàu sân bay Mỹ tới Bắc Cực lần đầu sau 27 năm ảnh 1

Tàu sân bay Truman trên hành trình tới Bắc Cực hôm 18/10. Ảnh: US Navy.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman và các chiến hạm hộ tống hôm 19/10 xuất hiện ở vùng biển Bắc Cực ngoài khơi Na Uy, đánh dấu lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động tại khu vực này kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, USNI đưa tin.

"Chúng tôi rất hứng thú khi được tập trận trên vùng biển Bắc Cực lạnh giá. Lực lượng không quân hải quân chưa được thử nghiệm tác chiến trong môi trường khắc nghiệt này suốt hàng chục năm qua. Các thủy thủ đang cho thấy chúng tôi có thể triển khai sức mạnh của Mỹ tới mọi nơi trên thế giới", đại tá hải quân Nick Dienna, chỉ huy tàu sân bay Truman, phát biểu.

Lần gần đây nhất hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động ở vùng biển Bắc Cực là vào tháng 9/1991, khi tàu sân bay USS America và biên đội hộ tống tham gia cuộc tập trận North Star 91.

Tàu sân bay Mỹ tới Bắc Cực lần đầu sau 27 năm ảnh 2

Tàu USS America (giữa) và các chiến hạm NATO trong tập trận North Star 91. Ảnh: US Navy.

Đây cũng là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ tới thăm Na Uy kể từ năm 1989. Nhóm tác chiến tàu sân bay là một trong những vũ khí mạnh nhất của Washington, sự xuất hiện của chúng luôn được coi là tín hiệu mạnh mẽ về mặt quân sự.

Nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Na Uy thừa nhận sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman là hành động khiêu khích Nga, đặc biệt khi cuộc tập trận diễn ra ngay gần biên giới nước này. Tuy nhiên, các chiến hạm Mỹ có thể không hoạt động ngoài khơi cực bắc của Na Uy, nơi giáp biên giới với tỉnh Murmansk của Nga.

Trident Juncture 18 diễn ra ngày 25/10-7/11 tại các nước Bắc Âu giáp biên giới với Nga gồm Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển, là cuộc tập trận lớn nhất của NATO từ năm 2002. Khoảng 45.000 binh sĩ, 150 máy bay quân sự, 70 tàu chiến, gần 10.000 phương tiện cơ giới từ 31 nước thành viên NATO và đối tác sẽ được triển khai tới sự kiện này.

Nội dung tập trận xoay quanh hoạt động phòng thủ khi một "quốc gia giả định" xâm lược lãnh thổ một nước thành viên NATO. Trident Juncture 18 sẽ kiểm tra khả năng tác chiến trong điều kiện lạnh giá ở Bắc Âu, cũng như năng lực chống ngầm của các nước tham gia tập trận.

Tàu sân bay Mỹ tới Bắc Cực lần đầu sau 27 năm ảnh 3

Trident Juncture 18 diễn ra tại ba nước sát với biên giới Nga. Đồ họa: AP.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.