Thách thức cho nữ 'chủ nhân' mới của Anh

(Baonghean) - Với sự xác nhận của đảng Bảo thủ cầm quyền, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành người đứng đầu đảng này và sẽ nhậm chức Thủ tướng Anh vào hôm nay (13/7). Trong bối cảnh nước Anh tan hoang sau “cơn giông bão Brexit”, nữ tân Thủ tướng này được kỳ vọng sẽ trở thành “Bà đầm thép” thứ 2 của nước Anh, có thể chèo lái đất nước qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May sẽ đón nhận rất nhiều trọng trách khi nắm giữ cương vị mới - Thủ tướng Anh (Nguồn: Telegraph)
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May sẽ đón nhận rất nhiều trọng trách khi nắm giữ cương vị mới - Thủ tướng Anh. Ảnh: Telegraph

Chặng đường đến vị trí Thủ tướng

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May cuối cùng đã trở thành ứng viên duy nhất kế nhiệm Thủ tướng Cameron, sau khi đối thủ của bà là Thứ trưởng Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Andrea Leadsom tuyên bố rút khỏi cuộc đua trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ và ứng viên Thủ tướng.

Trước đó còn là sự rút lui của Bộ trưởng Tài chính George Osborne và cả cựu Thị trưởng London Boris Johnson. Thủ tướng sắp mãn nhiệm David Cameron cũng đã thông báo sẽ chuyển giao Chính phủ cho bà Theresa May vào hôm nay - 13/7, sau khi ông có phiên chất vấn cuối cùng và chính thức nộp đơn từ chức lên Nữ hoàng Anh. 

Với diễn biến này, nhiều ý kiến cho rằng, chức vụ Thủ tướng Anh và núi trách nhiệm nặng nề đã “tự tìm đến” với bà Therera May. 

Bà Theresa May sẽ trở thành nữ thủ tướng thứ 2 trong lịch sử nước Anh. (Ảnh: Independent)
Bà Theresa May trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử nước Anh. Ảnh: Independent

Sinh năm 1956 tại miền Đông Nam nước Anh, bà May là con gái của một mục sư, từng theo học tại Trường công lập Wheatley Park và sau đó chuyển tới học chuyên ngành Địa lý tại Trường tư thục St Hugh's College, Oxford.

Năm 1976, bà gặp ông Philip May và kết hôn năm 1980. Ông Philip May cũng là một nhân vật nổi tiếng trong giới ngân hàng Anh, từng giữ vị trí quản lý tại các ngân hàng và quỹ đầu tư lớn như: De Zoete và Bevan, Deutsche Bank, Capital Group... Đến năm 1986, bà May bắt đầu hoạt động chính trị và năm 1997 được bầu làm Nghị sĩ đảng Bảo thủ tại Maidenhead. Năm 2010, bà chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ. 

Với vai trò là một trong những quan chức cấp cao nhất ở Anh, bà luôn được tín nhiệm và đánh giá rất cao. Hình ảnh ấn tượng của nữ Bộ trưởng này là một chính trị gia cứng rắn trong nhiều vấn đề như nhập cư lậu, phòng chống tội phạm, chống chủ nghĩa khủng bố.

Thuận lợi và thách thức

Với vốn liếng kinh nghiệm dày dặn của một Bộ trưởng Nội vụ, bà Theresa May đã tạo lòng tin cho các nghị sĩ và cử tri về khả năng đối phó với các thách thức an ninh quốc gia.

Trong một bài viết đăng trên tờ Mail (Anh) hồi đầu tuần, bà Theresa May cũng đã tuyên bố sẽ bảo vệ nước Anh an toàn trước mối đe dọa của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hay tại Quốc hội, bà cũng khẩn thiết đề nghị nâng cấp hệ thống tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân Trident của Anh để đối phó với những hiểm họa ngày càng gia tăng. 

Thế nhưng, nếu như an ninh là một lợi thế đối với bà Theresa May thì các vấn đề phát triển kinh tế, thương mại cũng như lộ trình ổn định nước Anh sau Brexit lại là thách thức lớn khi bà nắm giữ vị trí Thủ tướng.

Trước mắt, đó là nhiệm vụ kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để nước Anh bắt đầu các thủ tục chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu. Bà May sẽ phải sớm đưa ra quyết định về thời điểm kích hoạt này, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo EU đang ra sức hối thúc Anh nhanh chóng rời khỏi khối.

Hy vọng nụ cười của bà Theresa May cũng sẽ là tương lai khởi sắc cho nước Anh sau “cơn giông bão Brexit” (Nguồn: Bloomberg)
Hy vọng nụ cười của bà Theresa May cũng sẽ là tương lai khởi sắc cho nước Anh sau “cơn giông bão Brexit”. Ảnh: Bloomberg

Tiếp đó, hàng loạt vấn đề cũng sẽ đặt ra trong quá trình đàm phán với EU, để nước Anh không bị thiệt hại quá nhiều. Ví dụ, nếu nước Anh vẫn muốn được tiếp cận thị trường chung phi thuế quan của EU, thì Anh có thể bị ép phải chấp nhận điều khoản cho phép người lao động châu Âu được tự do đi lại. Theo đó, mọi công dân EU đều có quyền tới Anh tìm kiếm việc làm và ngược lại.

Tất nhiên, thỏa thuận này sẽ không hề dễ dàng, bởi những người ủng hộ việc Anh rời EU sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Hay một thách thức khác là khoản nợ công của Anh hiện đã vượt con số một nghìn tỷ bảng (1,3 nghìn tỷ USD) - tương đương 90% GDP. Đây là lý do mà các hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu như Standard và Poor's và Fitch Group đều đánh tụt Anh khỏi mức xếp hạng cao nhất. Ở cương vị tân Thủ tướng, bà Theresa May cũng sẽ phải ra tay ngăn dòng tháo chạy của các công ty khỏi nước Anh với một chiến lược cụ thể và dài hơi.

Không chỉ vậy, chưa kịp định thần sau “cú sốc Brexit”, nước Anh còn đang phải đối mặt với lời cảnh báo tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK) của Scotland. Người dân Scotland vốn nằm trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc ở lại EU, cũng đang âm thầm làn sóng muốn tách ra độc lập.

Phương Hoa

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.