Thăm Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Abe đem gì đến cho đồng minh lâu năm?

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm nay 10/2.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đề xuất các cuộc hội đàm Mỹ- Nhật cấp chính phủ về các vấn đề: thương mại, an ninh và kinh tế vĩ mô, trong đó có tiền tệ, khi ông gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm nay (10/2), một quan chức chính phủ Nhật Bản tham gia chương trình nghị sự cho biết.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới Washington chiều tối thứ Năm (9/2). Chuyến đi hứa hẹn sẽ củng cố quan hệ giữa hai nước có mối quan hệ đồng minh hàng thập kỷ qua.

tham my thu tuong nhat ban abe dem gi den cho dong minh lau nam hinh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu chính sách trước Quốc hội Nhật Bản ngày 20/1/2017 (Ảnh: Reuters).

Reuters trích dẫn lời phát biểu của Chánh văn phòng Nội Nhật Bản Yoshihide Suga với báo giới: "Trong bối cảnh các quan hệ an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng nghiêm trọng, mối quan hệ đồng minh Mỹ- Nhật bền vững có tầm quan trọng cả trong và ngoài nước”.

"Đây là chủ đề quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Nhật Bản", ông Suga nói, và ông cũng nhấn mạnh rằng, một điều quan trọng nữa là hai bên cần có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để tạo mối quan hệ “hai bên cùng thắng” trong quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Nhật Bản, Trung Quốc và Mexico là những nước làm thâm hụt thương mại của nước này, và cáo buộc Tokyo sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phá giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

"Chúng tôi nới lỏng tiền tệ, sử dụng chính sách tài khóa và cải cách cơ cấu để thoát khỏi tình trạng giảm phát. Chúng tôi không cố tình phá giá đồng nội tệ để cạnh tranh hoặc nhằm mục đích nào khác", Masahiko Shibayama, một cố vấn của Thủ tướng Abe nói với Reuters.

"Chúng tôi sẽ giải thích dựa trên thực tế là sản xuất ô tô ở Nhật Bản đang góp phần tạo việc làm cho người Mỹ thông qua các công ty con tại địa bàn của họ".

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng phàn nàn rằng, Tokyo đã không chia sẻ đầy đủ các chi phí cho việc bảo vệ an ninh của Mỹ mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã khẳng định mối quan hệ liên minh bền vững với Nhật khi ông đến thăm nước này vào tuần trước.

Cùng đi thăm Mỹ lần này với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần này, có Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Ngoại trưởng Fumio Kishida. Theo một nguồn tin từ chính phủ, chuyến đi hứa hẹn sẽ đem đến cho nước Mỹ 700.000 cơ hội việc làm thông qua gói đầu tư cơ sở hạ tầng công-tư như xe lửa tốc độ cao.

Tổng thống Mỹ Trump đã tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nói rõ thay vào đó ông muốn có một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương với Tokyo.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã để ngỏ cánh cửa đàm phán FTA với Mỹ, nhưng các quan chức Nhật Bản lo lắng các cuộc đàm phán như vậy có thể làm tăng áp lực vào các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, đem lại ít lợi ích kinh tế cho Nhật Bản.

Tokyo và Washington thực tế đã có một cơ chế cấp chính phủ cho các cuộc hội đàm an ninh, là các cuộc hội đàm “2+2” giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng.

Các thỏa thuận kinh tế khung sẽ do Phó Thủ tướng Nhật Aso và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chịu trách nhiệm, và sẽ giải quyết một loạt các vấn đề, với trọng tâm là xây dựng chính sách thương mại và các biện pháp để thúc đẩy tạo việc làm cho phía Mỹ, một bài báo đăng trên nhật báo kinh tế Nikkei nhận định.

Thủ tướng Nhật Bản Abe có thể sẽ đề xuất tạo ra quy tắc rất tự do cho thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực như bảo vệ sở hữu trí tuệ, quy định về nguồn gốc hàng hóa, quy định về công ty thuộc sở hữu nhà nước và thương mại điện tử, bài báo trên Nikkei cho biết.

Nhật Bản hy vọng những quy tắc song phương như vậy cũng sẽ tương tự như những thỏa thuận đã nêu trong TPP và có thể được mở rộng đến các khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Báo Nikkei cho biết, hai nước cũng đang chuẩn bị các tuyên bố về hợp tác kinh tế và an ninh để công bố sau hội nghị thượng đỉnh.

Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Mỹ Trump cũng sẽ chơi một vòng ở Florida vào cuối tuần này sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào thứ Sáu. Ông Trump cho biết ông muốn đảm bảo rằng nhà lãnh đạo Nhật Bản là đối tác của mình trên sân chơi, chứ không phải là một đối thủ cạnh tranh./.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.