Sau khi nấu nướng, chế biến món ăn, mọi người trong nhà còn chung tay bàn soạn, bày biện mâm cơm một cách vui vẻ "người bưng bát, kẻ bê mâm". Ảnh: Huy Thư

Thân thương bữa cơm gia đình xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Dù cuộc sống bộn bề, thay đổi, nhưng bữa cơm gia đình của người Việt nói chung, người Nghệ nói riêng vẫn được duy trì, tiếp nối.  Bữa cơm gia đình là nơi hội tụ, chia sẻ yêu thương và nuôi dưỡng tình cảm, nhân cách cho các thành viên trong gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi nuôi dưỡng, hình thành và giáo dục nhân cách mỗi con người. Hiện nay, nhiều gia đình ở Nghệ An vẫn có 3 - 4 thế hệ sống chung và gắn liền với những bữa cơm gia đình thân thuộc, ấm cúng. Trong ảnh: Gia đình ông Bùi Văn Thành ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) có 4 thế hệ đang sống êm ấm, hạnh phúc. Ảnh: Huy Thư

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi nuôi dưỡng, hình thành và giáo dục nhân cách mỗi con người. Hiện nay, nhiều gia đình ở Nghệ An vẫn có 3 - 4 thế hệ sống chung và gắn liền với những bữa cơm gia đình thân thuộc, ấm cúng. Trong ảnh: Gia đình ông Bùi Văn Thành ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) có 4 thế hệ đang sống êm ấm, hạnh phúc. Ảnh: Huy Thư

Trước mỗi bữa cơm, các bà các mẹ đã đi chợ mua sắm thực phẩm, hay sử dụng nguồn thức ăn do gia đình sản xuất được, mọi người cùng chung tay chế biến. Ảnh: Huy Thư

Trước mỗi bữa cơm, các bà các mẹ đã đi chợ mua sắm thực phẩm, hay sử dụng nguồn thức ăn do gia đình sản xuất được, mọi người cùng chung tay chế biến. Ảnh: Huy Thư

Nhiều em học sinh cũng chăm chỉ đỡ đần bố mẹ, ông bà để làm nên những bữa cơm thơm dẻo với những món ăn truyền thống, đậm đà dư vị quê hương . Ảnh: Huy Thư

Nhiều em học sinh cũng chăm chỉ đỡ đần bố mẹ, ông bà để làm nên những bữa cơm thơm dẻo với những món ăn truyền thống, đậm đà dư vị quê hương . Ảnh: Huy Thư

Sau khi nấu nướng, chế biến món ăn, mọi người trong nhà còn chung tay sửa soạn, bày biện mâm cơm một cách vui vẻ "người bưng bát, kẻ bê mâm". Ảnh: Huy Thư

Sau khi nấu nướng, chế biến món ăn, mọi người trong nhà còn chung tay sửa soạn, bày biện mâm cơm một cách vui vẻ "người bưng bát, kẻ bê mâm". Ảnh: Huy Thư

Trong bữa cơm gia đình, mọi người ngồi quây quần quanh một mâm cơm, từ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt cùng ăn cơm với nhau. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện trong không khí ấm cúng thân tình. Bữa cơm ấm cúng của gia đình ông Nguyễn Thủ Biên ở xã Thanh Yên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Trong bữa cơm gia đình, mọi người ngồi quây quần quanh một mâm cơm, từ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt cùng ăn cơm với nhau. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện trong không khí ấm cúng thân tình. Bữa cơm ấm cúng của gia đình ông Nguyễn Thủ Biên ở xã Thanh Yên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình không chỉ cung cấp dinh dưỡng, đem lại sức khỏe cho mỗi người, mà còn giúp các thành viên biết nhường nhịn, chia sẻ, lễ phép, kính trên, nhường dưới. Giữa bữa ăn, con cháu có thể gắp thức ăn cho ông bà, bố mẹ. Có món ăn ngon, mọi người có thể chia nhau hay dành phần cho người khác. Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình không chỉ cung cấp dinh dưỡng, đem lại sức khỏe cho mỗi người, mà còn giúp các thành viên biết nhường nhịn, chia sẻ, lễ phép, kính trên, nhường dưới. Giữa bữa ăn, con cháu có thể gắp thức ăn cho ông bà, bố mẹ. Có món ăn ngon, mọi người có thể chia nhau hay dành phần cho người khác. Ảnh: Huy Thư

Được ăn cơm trong không khí ấm cúng, hòa thuận, yêu thương, người cao tuổi trong gia đình cũng cảm thấy phấn khởi, tự hào về con cháu. Ảnh: Huy Thư

Được ăn cơm trong không khí ấm cúng, hòa thuận, yêu thương, người cao tuổi trong gia đình cũng cảm thấy phấn khởi, tự hào về con cháu. Ảnh: Huy Thư

Trong những bữa cơm gia đình, ông bà, cha mẹ có thể khéo léo lồng ghép chuyện dạy dỗ, bảo ban con cháu như nhắc nhở nề nếp gia phong, uốn nắn cách sống của các thành viên. Con trẻ cũng cảm thấy vui hơn khi được ăn cơm cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em, được sống giữa tình yêu thương của gia đình. Ảnh: Huy Thư

Trong những bữa cơm gia đình, ông bà, cha mẹ có thể khéo léo lồng ghép chuyện dạy dỗ, bảo ban con cháu như nhắc nhở nề nếp gia phong, uốn nắn cách sống của các thành viên. Con trẻ cũng cảm thấy vui hơn khi được ăn cơm cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em, được sống giữa tình yêu thương của gia đình. Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình còn là một hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa nhân văn, ở đó luôn ẩn chứa những đạo lý thiêng liêng. Những bữa cơm ngon ngọt, ấm áp tình thân gia đình đã nuôi dưỡng con trẻ lớn lên, trưởng thành cả thể chất và tâm hồn. Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình còn là một hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa nhân văn, ở đó luôn ẩn chứa những đạo lý thiêng liêng. Những bữa cơm ngon ngọt, ấm áp tình thân gia đình đã nuôi dưỡng con trẻ lớn lên, trưởng thành cả thể chất và tâm hồn. Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình là nơi giữ lửa của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và của mỗi gia đình xứ Nghệ nói riêng. Trong ảnh: Niềm vui của cụ Đinh Thị Tâm tên thường gọi là cụ Lai (94 tuổi) và chắt nội sau bữa cơm trưa ở xã Thanh Yên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Bữa cơm gia đình là nơi giữ lửa của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và của mỗi gia đình xứ Nghệ nói riêng. Trong ảnh: Niềm vui của cụ Đinh Thị Tâm tên thường gọi là cụ Lai (94 tuổi) và chắt nội sau bữa cơm trưa ở xã Thanh Yên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Hạnh phúc nào bằng được sống trong tình thương của những người thân yêu nhất, được hít hà những món ăn do chính tay của bà, của mẹ nấu, được nhổ tóc sâu cho ông, cho cố sau mỗi bữa cơm... Tất cả không chỉ góp phần gắn kết, chia sẻ yêu thương, mà còn trở thành những kỷ niệm đẹp, để mỗi lúc đi xa mọi người lại muốn trở về. Dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng bữa cơm gia đình vẫn luôn mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ảnh: Huy Thư

Hạnh phúc nào bằng được sống trong tình thương của những người thân yêu nhất, được hít hà những món ăn do chính tay của bà, của mẹ nấu, được nhổ tóc sâu cho ông, cho cố sau mỗi bữa cơm... Tất cả không chỉ góp phần gắn kết, chia sẻ yêu thương, mà còn trở thành những kỷ niệm đẹp, để mỗi lúc đi xa mọi người lại muốn trở về. Dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng bữa cơm gia đình vẫn luôn mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.