Thân thương những bài thơ 'dạy' tiếng Nghệ

Lê Khánh (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đó là những bài thơ của tác giả nổi tiếng, có bài của học sinh sinh viên, của người xứ Nghệ hoặc những người yêu mến tiếng Nghệ được chia sẻ trên mạng xã hội, các diễn đàn thu hút sự chú ý của hàng nghìn lượt người xem.
TIẾNG NGHỆ
 
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
 
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
 
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
 
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
 
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em...
(Nguyễn Bùi Vợi)

RÀNH SÈM TIẾNG NGHỆ
 
Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô tui quên được quê nhà
Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da
Sèm được nghe "ri, tê" cho sướng rọt!
 
Đang tự nhiên, ai kêu: "Cho đọi nác..."
Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ
 
Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ
Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn
Để triều về cho cháu nhỏ quây quần
Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa
 
Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!
Rành chưn không, phủi bộp bộp - lên giường
Ông buồn chi mà rành thở dài luôn
Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội
 
Ông đã góa vô vô cùng sớm túi
Tui cụng sắp về với ông tui đây
Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày
Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!
 
Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!
Nhờ có mi hình - mà choa góa thi nhân
Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần...
Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình - Tiếng Nghệ! 
(Hoàng Cát)
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
CHÈ CHÁT HƯƠNG QUÊ
Ả ơi, cu ơi, hoe gì ơi
Chè xanh trên rú, bứt rành tươi,
Đem ỏm vô bình, nóng bỏng lại.
Bàn ghế rinh ra để trửa cươi!

Mời ả mời anh qua uống nác
Điếu đóm bên ni đạ sặn sàng
Bật lả của tui ga hấn hết
Thuốc lào bác cụng nhớ đưa sang!

Rọng bừa chưa nạ, khi mô cấy?
Vưng, lạc, độ xanh…được mấy lô?
Mùa ni nhà mự mần năng nấy?
Nắng ri, phơi ló chắc mau khô!

Tru của thằng tê ăn dưới hói,
Trụt chạc chạy vô, chận troạng nương !
Hấn mà nỏ sửa, cho ăn mói
Cà cưởng với tui, cức muốn dơng

Gấy con nhà bác ra răng hậy?
Nhà nớ du ngoa chưởi mụ gia
Thằng nhôông chộ rứa, cho hai vả
Cha tổ cha cha, hấn ả nà!

Ôông mụ tê tề, vưa đập chắc
Chắt nớ vô Nam, để gấy rồi
Con dượng chi chi, rành lớp tớp
A rứa bỏ truông, khái hấn lôi!

Nắng nôi ra rứa ngài rành nhọc!
Cơm cênh mà hại, nót cò vô
Bổ cấy toạc chưn khi gánh ló
Trốc cúi, ắc lè…sót lộ mô!

Con nớ vơ trời, ngong rành sọi
Nỏ biết nhà ai đạ bỏ trù
Thằng cháu ả hoe rành hợp chắc
Nậy rồi, cứ hỏi hấn mần du!

Con o chắt ở khu công nghiệp
Côông lắm tóm ngài, lưa nạm xương
Lại thêm cấy bệnh hay đau trôốc
Nhủ nghỉ …và còn tiếc trự lương!

Về quê một chắc, khi mô đó?
Túi xuông mà nhởi ở nhà choa
Ga, vịt trong truồng lưa bảy ổ
Sặn nhút, lộc thơm, rượu của nhà !

Chú ở ngoài, gưn có chộ
Các bác trung ương họp nói chi?
Bàn răng vận cứ bầy tui khổ
Nhật, Hàn, Mỵ, Úc sướng ra…ri!

Ngong cảnh ti vi, thương đứt rọt
Đánh bom, khủng bố nỏ trừa ai,
Ác chi ác lạ quân…IS
Tắn độc, quỷ ma khác giống ngài!

Ngay mốt mự đi cho bác gưởi
Có lượng hành tăm, chục trớng ga
Kèm thêm mấy cổ gầng, chanh lá
Trong nớ mần chi sặn như ta!

Bên đọi nác chè xanh sóng sánh
Nửa đúa khoai lang, địa mói vừng
Lạc loọc một tô , dăm mánh bánh
Ta, Tây, làng, xóm…chuyện vòng quanh!
(Văn Công Hùng)
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu
CHA DẶN
Cha nói con rằng lấy vợ đi bây
Có tuổi rồi, tra trốc còn chi nựa
Bây cứ chạy khắp nơi rồi chọn lựa
Con gấy Nghệ mình có kém chộ mô.
Ham hố chi SH với Nô Vô
Mui đỏ, má hồng, chưn dài váy ngắn
Về Nghệ An được ba ngày gió nắng
Da lại đen sì như nố lò than.
Con gấy quê ta, chăm chỉ, hiền ngoan
Bằng hột độ xanh đã rọng vườn lam lụ
Tháo vát mần ăn củi rừng, sim rú
Mà cụng xinh chơ nỏ kém chi ai.
Bây tham chi học rộng với hiểu dài
Cưới hấn về lại nưng như nưng trứng
Con trai sinh ra mần chi quen chịu đựng
Bể đọi, méo nồi ân hận cụng đạ xong.
Nhìn Mẹ bây lấy tau mấy chục năm
Có khi mô tau phàn nàn một tiếng
Nỏ cần khéo người, cần chi khéo miệng
Khéo sống, biết điều, tháo vát, chăm ngoan.
Kiếm gấy ở mô bằng gấy Nghệ An
Bây cứ nghe tau là cả đời hạnh phúc
Đừng để các nơi về hần lùng sục
Nỏ còn đứa mô lại tiếc cả đời.
Cưới vợ đi chơ cụng đến tuổi rồi
Kiếm cùng quê mà yêu cho dệ sống
Bây đừng tham nhà cao cựa rộng
Bảo ban nhau chịu khó mần ăn.
Hai bên thông gia gần gụi lúc khó khăn
Tau nỏ quen nói tiếng Nam, tiếng Bắc
Đến nhà nhởi cò mời chắc đọi nác
Lại dòm lên ngó xuống hại nhớp nhà.
Tau nỏ quen cứ lịch kịch đi xa
Ăn diện áo quần như dân thành thị
Miện đến nhà hai bên cùng trân quý
Trấy ổi đào, chén rượu nhạt ngâm thơ.
Cha dặn rồi, đừng kiếm gấy chổ mô
Cứ gấy quê choa về đây tau ưng hết
Váy ngắn chưn dài là tau cho chết
Đừng nhì nhằng...cứ phải gấy Nghệ An
.....
Cha nghe đâu con gấy bên Hà Tịnh
Cũng chăm ngoan và hết mực yêu chồng
Cứ chung nhau Sông Lam với Rú Hồng
Đem về nhà là Cau,Trù cha sắm!
P/s: Mấy đứa nói anh quên rồi tiếng Nghệ
Nên mần thơ toàn tiếng phổ thông
Cụng hai chục năm lam lũ trửa rọng đồng
Quên răng được, tiếng quê mình "Mệ đẻ"!

(Phan Quang Phóng)

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.