Thảng thốt tâm thư 'bị ép học thêm' của học trò

Một nhóm học sinh Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam bức xúc cho rằng thầy cô "ép" các em học thêm nên đã lập Facebook ảo nêu những ý kiến của mình.

Thầy Nguyễn Hữu Thiện nói chuyện với học sinh về câu chuyện bức xúc dạy thêm học thêm.
Thầy Nguyễn Hữu Thiện nói chuyện với học sinh về câu chuyện bức xúc dạy thêm học thêm.

"Cái tệ nhất ở đây không phải chỉ là ép học sinh phải học thêm, mà chúng ta đã chưa đủ tin tưởng để các em tìm đến nói chuyện, giãi bày những bức xúc"

Thầy Nguyễn Hữu Thiện


Bức "tâm thư" của học sinh được thầy hiệu trưởng in ra, đọc trước toàn trường để thầy cô tự nhìn nhận lại mình.

Bị hù dọa để đăng ký học thêm

Chiều 28-12, cuộc họp của 85 thầy cô giáo, ban giám hiệu được hiệu trưởng Trường THPT Núi Thành (Quảng Nam), thầy Nguyễn Hữu Thiện, triệu tập. Mọi người khá bất ngờ khi thầy Thiện cầm mẩu giấy. Đó là những dòng học sinh viết trên Facebook.

Thầy Thiện đứng lên đọc cho mọi người cùng nghe: "Thưa thầy cô. Em biết mình lên tiếng trên mạng xã hội như vậy là không hay và sẽ làm tổn thương nhiều thầy cô. Nhưng em không thể nói thẳng bởi không ai bênh vực em. 

Hằng ngày, hằng đêm xung quanh thị trấn (Núi Thành, Quảng Nam) các địa điểm dạy thêm học thêm tại nhà các thầy cô luôn đông đúc học sinh. Trong số này nhiều bạn có nhu cầu nhưng có bạn không muốn học cũng phải đi.

Theo em được biết thầy cô không được phép dạy thêm và học sinh có quyền học hoặc không. Nhưng không đi học thêm thì gặp rất nhiều khó khăn. Trên lớp thầy cô không dạy đủ kiến thức và không thể học kịp các bạn đi học thêm. 

Nhiều địa phương đã nghiêm cấm viẹc dạy thêm học thêm trái quy định, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra. Ảnh minh hoạ
Nhiều địa phương đã nghiêm cấm viẹc dạy thêm học thêm trái quy định, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra. Ảnh minh hoạ

Đầu năm học chúng em đã bị hù dọa đủ các kiểu để đăng ký học thêm như: có giáo viên bắt chúng em ai đi học thêm giơ tay ngay trong giờ học chính. Đi học thêm thầy cô sẽ giải hoặc gợi ý những bài sẽ cho ra đề kiểm tra. Không đi học thêm thầy cô chèn ép. Có trường hợp không học thêm thì không bao giờ được học sinh giỏi".

Ngưng một lát, ông Thiện đọc tiếp: "Thưa thầy cô, trường mình có nhiều bạn gia đình rất khó khăn. Nhiều bạn có cha, mẹ làm nghề biển lênh đênh trên biển hàng tháng trời. Những ngày biển động như mưa bão vừa qua, các bạn phải cùng mẹ, chị ngóng trong thắc thỏm đợi người thân từ biển trở về. 

300.000-500.000 đồng học thêm với những bạn đó là cả một khoản lớn không dễ kiếm. Nhiều bạn phải bỏ học đi học nghề, đi phụ quán kiếm tiền. Thầy cô có biết trong trường chúng em phải nén ấm ức làm trò ngoan. Còn nơi quán trà sữa, quán nước, những câu chuyện đau lòng như trên được các bạn kể với nhau trong nỗi ấm ức...".

Phía dưới hội trường, tất cả đều nín lặng.

"Buồn, nhưng không thể trách các em"

Ông Thiện nói: "Tôi đọc lên đây để muốn chúng ta cùng nghe và tự mỗi người hãy suy nghĩ. Việc các em viết thế này không hoàn toàn đúng. Nhưng là thực tế đang có ở một vài thầy cô giáo trong đội ngũ của chúng ta. 

Các thầy cô, với lương tâm của mình, hãy thức tỉnh và tự suy nghĩ về những gì mình đã làm, đã cư xử. Cái tệ nhất ở đây không phải chỉ là ép học sinh học thêm, mà chúng ta đã chưa đủ tin tưởng để các em tìm đến nói chuyện, giãi bày những bức xúc".

Bức thư của học sinh lan truyền trên Facebook tối 16-12. Những ngày sau đó không khí ở Trường THPT Núi Thành khá nặng nề. Nhiều thầy cô giáo nhìn học sinh với nét mặt không vui. 

Thắc mắc chung của tất cả mọi người là muốn biết học sinh nào đã đăng những dòng tâm sự ấy lên mạng để nhà trường chịu tổn thương. Những giờ học trôi qua trong lặng lẽ.

Khi chúng tôi tới trường, thầy Thiện nhờ giáo viên in toàn bộ những dòng chữ của học sinh ra. Thầy cầm tờ giấy đọc từng chữ rồi im lặng, khuôn mặt nặng trĩu: "Từ lúc các em đưa lên Facebook đến nay, chúng tôi suy nghĩ rất nhiều. 

Tổn thương vì bị các em nói nặng lời nhưng cũng thấy bản thân mình đã cư xử chưa thật trọn vẹn, để học sinh không tâm sự được với người đã dạy các em mà phải viết trên Facebook một cách ấm ức, lén lút tên tuổi. Nói thật, đọc những dòng này đúng là không vui một chút nào. Có lẽ mình đã sai ở đâu đó...".

Câu chuyện đã được học sinh, thầy cô giáo đưa ra ba giả thiết về "kết cục": Thứ nhất, nhà trường sẽ chọn cách im lặng vì việc phản ảnh trên mạng "không chính danh". Thứ hai, sẽ có một cuộc "truy" và làm ra chuyện đối với người đã đăng Facebook. 

Và thứ ba, ít học sinh nghĩ tới: nhà trường sẽ ngồi lại, đọc những dòng chữ ấy. Mỗi thầy cô - dù có hay không có việc ép học thêm - sẽ tự vấn lương tâm mình, nhìn nhận lại đã làm gì để học trò phải lên mạng giãi bày những lời chua cay như thế.

Và thầy Thiện đã chọn cách thứ ba. Thầy giải thích: "Tôi thực sự rất buồn nhưng không thể trách phạt các em được".

Tạm dừng dạy thêm

Ngoài việc "tự răn mình", cuộc họp chiều 28-12 đã đi đến một cam kết chung đầy nhân văn: tạm dừng toàn bộ việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. 85 thầy cô giáo đã đồng loạt đặt bút ký cam kết về việc thực hiện đúng quy tắc đạo đức nhà giáo, nâng cao lòng yêu thương săn sóc học trò, không ép buộc học sinh mình phải đi học thêm, không dạy thêm trái quy định...

Theo tuoitre

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.