Thanh Chương: Bước chuyển ở các xã vùng biên

(Baonghean) - Những năm gần đây, nhờ tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông phát triển, 5 xã biên giới của huyện Thanh Chương (gồm: Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Ngọc Lâm) đã vươn lên từ đầu tư trồng chè, trồng keo và chăn nuôi bò hàng hóa, tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Là đội viên của Nông trường chè Hạnh Lâm hàng chục năm, sau khi nghỉ hưu, bà Lê Thị Thảo ở đội Điện Biên vẫn tiếp tục gắn bó với đồi chè. Để nâng cao giá trị, gia đình bà đầu tư mở rộng diện tích chè bằng những loại giống mới, có năng suất và sản lượng cao. Bởi theo bà Thảo, chè là cây trồng cho thu nhập quanh năm, giá cả ổn định. Từ diện tích ban đầu chỉ 1 ha do nông trường khoán, đến nay gia đình bà đã có 3 ha, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Người trồng chè ở Xí nghiệp chè Ngọc Lâm tập trung hái chè xuân. Ảnh: T.Đ.H
Người trồng chè ở Xí nghiệp chè Ngọc Lâm tập trung hái chè xuân. Ảnh: T.Đ.H

Cách đây khoảng 50 năm, vào cuối năm 1967, nhận thấy Thanh Chương là địa bàn có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Nghệ An tiến hành thành lập Nông trường chè tại xã Hạnh Lâm. Từ đó, các thế hệ công nhân và hàng ngàn người dân địa phương đã gắn bó với cây chè. Trên địa bàn còn thành lập thêm Nông trường chè Ngọc Lâm, Tổng đội TNXP 5 tại xã biên giới Thanh Thủy và Tổng đội Thanh niên xung phong 2 tại xã Thanh Đức. Những đơn vị này cũng đã chọn cây chè là cây kinh tế chủ lực cho các đội viên sản xuất, lập thân, lập nghiệp. 

Cây chè trở thành cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Hiện tại, riêng ở 3 xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Thủy, diện tích chè đạt trên 1.500 ha, bằng 30% diện tích chè của cả huyện. Ông Nguyễn Hữu  Vĩnh - Chủ tịch UBND xã Thanh Đức chia sẻ: “Hiện toàn xã có khoảng 700 ha chè.

Nhờ cây chè mà đời sống của người dân vùng núi nay khấm khá hơn ở vùng ngoài chỉ chuyên trồng lúa. Nhiều hộ dân có trang trại đều đã gửi ruộng hoặc cho người khác thuê để chuyên tâm trồng chè…”. Là địa bàn có rất ít ruộng nước, tại 2 xã biên giới khác mới được thành lập là Thanh Sơn, Ngọc Lâm cũng đang xác định đầu tư chủ yếu cho cây chè. Sau 3 năm trồng mới đến nay mỗi xã đã có khoảng 150 ha, phấn đấu trong 5 năm tới sẽ trồng đạt 500 ha. 

Cùng với cây chè, trên địa bàn các xã vùng biên của huyện Thanh Chương còn tích cực triển khai thực hiện giao đất trồng rừng cho hộ dân theo các chương trình: 327, Pam 4304, 661... Đặc biệt, từ khi có đường Hồ Chí Minh đã khai thông bế tắc cho cây keo lai và nghề trồng rừng phát triển. Nhờ có quỹ đất dồi dào, nên nhân dân các xã biên giới mạnh dạn đầu tư trồng rừng và là những địa phương dẫn đầu về diện tích keo với với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Keo là loại cây gỗ tạp dùng làm nguyên liệu chế biến giấy và một số đồ gia dụng đang rất dễ bán trên thị trường. Trồng keo không phải làm cỏ, bón phân phòng trừ sâu bệnh.

Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 4 - 5 năm, trừ chi phí mỗi ha có lãi ròng khoảng 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Dũng ở xóm 4, xã Thanh Thủy - người vừa thu hoạch 15 ha keo, thu về trên nửa tỷ đồng vui mừng cho biết: “Thu nhập chưa cao, nhưng vì nhiều diện tích nên keo cũng đưa về cho gia đình một nguồn tiền khá, chúng tôi đang nghiên cứu tiếp tục trồng rừng theo hướng gỗ lớn, tăng giá trị trên đơn vị diện tích...”.

Cùng với nguồn lợi từ bán keo, trong quá trình thu hoạch, người dân còn được hưởng thêm nguồn lợi từ việc bóc vỏ keo, hiện luôn có khoảng 1.000 người làm nghề. Công việc tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, mỗi ngày một  lao động có thể thu được từ 200.000 - 250.000 đồng. Đó là một nguồn thu nhập đáng kể để người nông dân bám trụ với vùng biên.

Cùng với hiệu quả của các loại cây trồng như chè, keo, thời gian gần đây, tại các xã biên giới, nông dân vùng biên đẩy mạnh phong trào chăn nuôi bò hàng hóa với việc hình thành các trang trại, gia trại đem lại thu nhập cao.

Có nhiều hộ đầu tư hàng tỷ đồng để nuôi bò như ông Nguyễn Sỹ Thìn ở xã Thanh Thủy có gần 100 con, hàng trăm hộ có từ 10 - 70 con. Tuy nhiên, những kết quả này, theo đánh giá của huyện là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vì vậy UBND huyện Thanh Chương vừa ban hành Đề án “Phát triển một số vật nuôi gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020”.

Người dân xã tái định cư Ngọc Lâm (Thanh Chương) thu hoạch keo.
Người dân xã tái định cư Ngọc Lâm (Thanh Chương) thu hoạch keo. Ảnh: T.Đ.H

Trong đó, phấn đấu bình quân mỗi hộ chăn nuôi theo gia trại, trang trại ở các xã biên giới, quy mô từ 20 con trở lên. Huyện sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại, đồng cỏ và hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các hộ nuôi từ 100 con trở lên.

Đề án cũng đưa ra giải pháp tiếp tục chuyển giao ứng dụng các KHKT về giống và thức ăn. Cùng với các chính sách hỗ trợ của các cấp tỉnh, Trung ương, huyện ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển đàn bò ở các xã biên giới.

Để khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên, cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh, huyện Thanh Chương đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh đến các xã, các vùng chè, keo. Bên cạnh tạo điều kiện cho chuyên chở nguyên liệu, các tuyến đường mới góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.

Dọc theo các tuyến đường, những xóm làng trù phú ngày càng hiện hữu ở vùng biên Thanh Chương, nơi trước đây là rừng thiêng, nước độc. Việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên Thanh Chương còn được dự báo với nhiều kỳ vọng khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (Lào) đi qua cửa khẩu Thanh Thủy được đầu tư trong thời gian tới.

Trần Đình Hà

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.