Thanh niên Nghệ An gác bằng đại học vào rừng làm giàu từ trang trại

(Baonghean.vn) - Sau khi tốt nghiệp đại học, thanh niên Nguyễn Văn Hùng ở xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã lặn lội vào rừng làm trang trại. Hiện anh đã có trong tay đàn bò, dê đông đúc và nhiều hecta rừng và cây ăn quả.

Anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1985) là hội viên hội nông dân xóm Liên Tân, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp chia sẻ, bản thân anh tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sau đó tiếp tục học tu nghiệp sinh tại Israel để tiếp cận công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Trang trại anh Hùng đa dạng các loại vật nuôi như bò, dê, gà...Ảnh: Q.A
Trang trại anh Hùng đa dạng các loại vật nuôi như bò, dê, gà...Ảnh: Q.A

Tuy nhiên, khi trở về địa phương, anh mạnh dạn “gác" bằng đại học quyết chí làm giàu từ xây dựng trang trại tổng hợp. Năm 2016, anh nhận thầu khu vực đất rừng và đất sản xuất tại xã Châu Lộc với tổng diện tích 10 ha để xây dựng trang trại. Đây là vùng đất xa khu dân cư, chưa có đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, không sóng điện thoại... nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn hơn cả vẫn là thiếu vốn đầu tư.

Thông qua tổ chức hội nông dân tại địa phương, anh được vay vốn từ ngân hàng với số tiền 250 triệu đồng. Cùng vốn tự có của gia đình, anh bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi và sản xuất tổng hợp. Bước đầu anh đầu tư làm nhà lán để ở, kéo điện lưới, lắp hệ thống nước sinh hoạt… xây dựng quy mô 4 chuồng trại chăn nuôi bò, lợn, dê, gà. Với con giống ban đầu, anh mua 42 con bò, 200 con gà, 35 con dê, 12 con lợn.

Biết cách chăm sóc, phòng bệnh tốt, đến nay anh đã có trong tay 92 con bò. Hàng năm gia đình bán đi 10 đến 15 con bò, với giá thành bình quân 20 triệu đồng/con cho thu nhập 260 triệu đồng/năm, trừ chi phí 30 triệu đồng còn lại lãi 230 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình còn tận dụng lượng phân chuồng bán được gần 50 triệu đồng.

Ngoài chăn nuôi, anh Hùng còn đẩy mạnh trồng trọt với nhiều loại cây trồng. Ảnh: Q.A
Ngoài chăn nuôi, anh Hùng còn đẩy mạnh trồng trọt với nhiều loại cây trồng. Ảnh: Q.A

Đàn dê phát triển nhanh, bình quân mỗi năm xuất chuồng được 700 kg dê hơi, trị giá hơn 90 triệu đồng. Từ chỗ 2 lợn nái ban đầu, mỗi năm gia đình xuất chuồng 4 tạ lợn thịt tổng số tiền 32 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi bò, dê, lợn, anh còn tận dụng địa bàn đồi núi để nuôi gà hình thức thả đồi, chất lượng thịt thơm ngon nên hàng năm cho xuất chuồng 1,2 tấn gà thịt bình quân mỗi năm cho thu nhập 120 triệu đồng.

Không chỉ phát triển chăn nuôi mà đối với trồng trọt, anh Hùng cũng năng động trồng nhiều loại cây để tăng thêm thu nhập, không lãng phí tài nguyên đất. Trong đó nổi bật nhất là 7 ha keo nguyên liệu, dự kiến năm 2020 khai thác, ước tính cho lợi nhuận 60 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, anh còn trồng 200 gốc bưởi da xanh, đây là giống bưởi thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Nhờ những kiến thức được đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp khi còn là sinh viên cùng với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi, những cây bưởi da xanh được anh đưa về trồng hiện đang sinh trưởng tốt, đã được nhiều thương lái đến đặt hàng.

Bưởi da xanh được anh Hùng hiện đang  sinh trưởng tốt và đầu ra được đảm bảo. Ảnh: Q.A
Bưởi da xanh được anh Hùng trồng hiện đang sinh trưởng tốt và đầu ra được đảm bảo. Ảnh: Q.A

Trang trại của anh Nguyễn Văn Hùng hiện đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động trong gia đình và 12 lao động thời vụ.

“Để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn, trước hết cần tìm hiểu tiềm năng của từng vùng cho phù hợp, tham quan học tập các mô hình kinh tế có hiệu quả các đơn vị về áp dụng, thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật; dám nghĩ dám làm, không ngừng học tập, rút kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất”.

Anh Nguyễn Văn Hùng - xóm Liên Tân, xã Thọ Hợp

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.