Thành phố Ukraine chìm trong biển nước sau khi nhà máy thủy điện bị phá hủy

Lan Hạ (Theo Sputnik, Reuters, AFP)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngày 6/6, Nova Kakhovka ở vùng Kherson của Ukraine đã bị ngập lụt sau khi mực nước dâng cao do Nhà máy thủy điện Kakhovka bị phá hủy, người đứng đầu chính quyền thành phố Vladimir Leontyev cho biết.

"Thành phố bị ngập lụt" - ông Vladimir Leontyev nói trên kênh truyền hình Rossiya-1. Chế độ khẩn cấp địa phương đã được đưa ra trên lãnh thổ quận đô thị Nova Kakhovka do Nhà máy thủy điện Kakhovka bị phá hủy, theo tin từ chính quyền.

"Để thực hiện công tác cứu hộ khẩn cấp và khẩn trương loại bỏ hậu quả do việc thủy điện Kakhovka bị phá hủy, chế độ khẩn cấp đã được ban hành cho các cơ quan và lực lượng liên quan của hệ thống nhà nước thống nhất để ngăn chặn và loại bỏ hậu quả từ 21:00 ngày 6 tháng 6 năm 2023" - nội dung thông báo cho biết. Phần trên của Nhà máy thủy điện Kakhovka đã bị phá hủy do pháo kích đêm qua, bản thân đập hồ chứa không bị phá hủy.

Ảnh minh họa. Ảnh: AP
Ảnh minh họa. Ảnh: AP

Cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào nhà máy thủy điện được cho là thực hiện từ hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) "Vilkha". Hiện đang xả nước không theo quy định. Tại thời điểm này chưa cần sơ tán dân. Nhà máy thủy điện Kakhovka là giai đoạn thứ sáu (thấp hơn và cuối cùng) của chuỗi các nhà máy thủy điện Dneper, nằm cách thành phố Nova Kakhovka 5 km.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích Nga gia tăng tấn công các mục tiêu dân sự, đồng thời nhấn mạnh cuộc tấn công mới nhất này của Nga đánh dấu một “chiều hướng mới” trong cuộc chiến hiện nay và được coi là một trong số nhiều hành vi vi phạm của binh lính Nga nhằm vào dân thường, chứ không phải các địa điểm quân sự.

Theo ông Scholz, các lực lượng Nga cũng sẽ tấn công các thị trấn, làng mạc, bệnh viện, trường học và cơ sở hạ tầng; vì vậy, đây là xu hướng phù hợp với cách mà Tổng thống Vladimir Putin đang tiến hành cuộc chiến này. Ngoài ra, Thủ tướng Scholz tuyên bố, Đức đang theo dõi tình hình tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) ở miền Nam Ukraine, do lo ngại sau sự cố vỡ đập Nova Kakhovka, vốn là nơi cung cấp nước cho ZNPP. Ông Scholz nói: “Tất cả những gì chúng tôi có thể làm bây giờ là theo dõi mọi diễn biến về nhà máy Zaporizhzhia".

Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, việc phá hủy đập Nova Kakhovka cho thấy sự tàn khốc trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Trên trang mạng Twitter, ông Stoltenberg viết: "Việc đập Kakhovka bị phá hủy hôm nay khiến hàng nghìn dân thường gặp nguy hiểm và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường.

Hiện chưa rõ bên nào đứng sau vụ phá hủy con đập. Cả Nga và Ukraine đều đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc tấn công phá vỡ con đập này./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.