Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2023)

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Nhớ ngày 30/4, thế hệ hậu sinh không biết mùi bom đạn, những công dân có may mắn được sinh ra sau chiến tranh chúng ta đang thụ hưởng thành quả của một nền độc lập dân tộc, đất nước thống nhất thì xin đừng bao giờ quên tất cả những gì mà dân tộc ta đã trải qua...

Đập tan những luận điệu xưa cũ

Càng đến các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là đến dịp 30/4 hàng năm, trên nhiều trang mạng xã hội, truyền thông đa phương tiện của người Việt ở nước ngoài lại xuất hiện nhiều bài viết, video clip cắt ghép với giọng điệu cay cú, hằn học, cực đoan phủ nhận những giá trị sự thật và bóp méo, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Thật là hài hước khi họ tung ra nhiều câu hỏi và biện luận câu hỏi kiểu như “Cuộc chiến tranh Việt Nam mang tính chất ủy nhiệm, mang tính chất ý thức hệ”, rằng “Có nhất thiết phải qua cuộc chiến tranh mới giành được độc lập không? Giá chúng ta tìm một con đường khác ít xương máu hơn cho nền độc lập của nước nhà thì quý biết nhường nào?”...

Thực chất của những luận điệu này là muốn họ muốn phủ nhận bản chất, tính chính nghĩa và thành quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là xúc phạm danh dự của dân tộc, lương tri của thời đại và bào chữa cho tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai đã gây ra cho nhân dân ta.

Lợi dụng mạng xã hội, các đối tượng phản động lưu vong tổ chức các buổi livestream nhằm xuyên tạc, bôi lem để phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam.

Lợi dụng mạng xã hội, các đối tượng phản động lưu vong tổ chức các buổi livestream nhằm xuyên tạc, bôi lem để phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 - 1975 và 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định: cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ thực chất là sự tiếp nối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, do Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện, hoàn toàn không phải là “nội chiến” hay chiến tranh “ý thức hệ”.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để có một hình hài, giang sơn gấm vóc đất Việt ngày nay, nhiều thế hệ người Việt phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và ách đô hộ của ngoại bang, phải hy sinh bao xương máu và của cải để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam luôn thấu hiểu cái giá của nền hòa bình và luôn trân quý nền hòa bình. Nhưng khi, đất nước bị xâm lược, non sông bị dày xéo, Tổ quốc bị chia cắt thì dân tộc Việt Nam không cam chịu nô lệ, phải đứng lên để chiến đấu, đánh đuổi quân thù như lời một bài hát “Đời mình thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 không phải là một cuộc “nội chiến”, tức là cuộc chiến giữa 2 phe nhóm trong một quốc gia mà không có sự can thiệp hay hiện diện của nước ngoài. Thực tế, đây là cuộc kháng chiến của dân tộc và nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai. Mặc dù Mỹ muốn “nội chiến hóa” cuộc chiến này bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, thực chất là “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy người Việt đánh người Việt” nhưng bất thành.

Kể từ năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Trong ảnh, trực thăng Mỹ đang bay lượn trên bầu trời Tây Ninh, nã đạn xuống rừng cây phía trước để mở đường cho bộ binh đi sau chuẩn bị bước vào một trận càn, truy quét quân Giải phóng. Ảnh tư liệu

Kể từ năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Trong ảnh, trực thăng Mỹ đang bay lượn trên bầu trời Tây Ninh, nã đạn xuống rừng cây phía trước để mở đường cho bộ binh đi sau chuẩn bị bước vào một trận càn, truy quét quân Giải phóng. Ảnh tư liệu

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng hoàn toàn không phải là cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” vì nó chỉ đúng có một phía: đế quốc Mỹ ủy nhiệm cho chính quyền Sài Gòn làm “tiền đồn chống Cộng” cho Mỹ ở Đông Nam Á. Còn dân tộc Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ là để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trên tinh thần tự lực cánh sinh là chính, có tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế chứ hoàn toàn không có sự “ủy thác nhiệm vụ” từ bên ngoài, không thực hiện bất cứ nhiệm vụ “đính kèm” nào ở đây.

Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của sự tri ân

Vào lúc 11h 30 phút trưa ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 21 năm kết thúc thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, để có được sự kiện của ngày 30/4 lịch sử đó là một điều không hề đơn giản, dễ dàng tí nào. Nhân dân Việt Nam đã phải trải qua một hành trình hơn 20 năm gian khổ, anh dũng, ngoan cường để chiến đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất non sông.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt bởi giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 17, tại cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Ảnh: LIFE

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt bởi giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 17, tại cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Ảnh: LIFE

Vĩ tuyến 17 của sông Bến Hải, cầu Hiền Lương của tỉnh Quảng Trị đã trở thành nơi xa mặt, cách lòng, chia đôi 2 miền đất nước suốt đằng đẵng 20 năm. Khi việc thống nhất đất nước không thể tiến hành bằng Tổng tuyển cử theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 bởi âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai, nhân dân Việt Nam chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để đánh đuổi chủ nghĩa thực dân mới, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khát vọng thống nhất non sông là nguyện vọng chính đáng, là đòi hỏi thiêng liêng của dân tộc và để hiện thực hóa được khát vọng đó, quân và dân 2 miền Nam Bắc đã thực hiện lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa làm tròn vai trò hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa chia lửa với miền Nam ruột thịt để chiến đấu chống 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân Mỹ.

Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu. Ảnh: Tư liệu

Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu. Ảnh: Tư liệu

Những người mẹ lần lượt tiễn con lên đường nhập ngũ để “sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để rồi “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”. Những Mẹ Việt Nam Anh hùng đã khắc tạc nên những tượng đài bất tử trong lòng dân tộc như mẹ Nguyễn Thị Thứ, mẹ Văn Thị Thừa ở Quảng Nam, mẹ Lê Thị Hẹ, mẹ Trần Thị Mít ở Quảng Trị, mẹ Nguyễn Thị Rành ở Củ Chi, mẹ Lê Thị Tự ở Bình Dương, mẹ Phạm Thị Ngự ở Bình Thuận, mẹ Lê Thị Soi ở Thanh Hóa... Các mẹ không chỉ hy sinh tuổi xuân của mình cho đất nước mà còn mất đi người chồng, người con, người cháu thân yêu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những người phụ nữ ấy cao cả biết bao, vĩ đại biết nhường nào nhưng cũng đau đớn biết bao, đáng thương biết chừng nào.

Chiến tranh đã đặt lên vai những người phụ nữ thuần hậu danh hiệu lớn lao nhưng cũng vô cùng đau đớn ấy. Sự hy sinh của họ rất đáng để toàn bộ người Việt Nam gọi họ bằng một từ thiêng liêng nhất: Mẹ. Những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ấy xứng đáng được nhân dân dựng tượng đài và họ luôn là tượng đài bất khuất trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tượng đài Mẹ Thứ - một trong những biểu tượng vĩnh hằng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Tượng đài Mẹ Thứ - một trong những biểu tượng vĩnh hằng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Rồi theo tiếng gọi của Tổ quốc, hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã băng mình vào lửa đạn để mở đường, san lấp hố bom để làm nên đường Trường Sơn huyền thoại, làm nên những tráng ca bất tử của cầu Hàm Rồng, cầu Hoàng Mai, cầu Cấm, hang Hỏa Tiễn, Truông Bồn, Ngã 3 Đồng Lộc, Hang Tám Cô, phà Bến Thủy, phà Gianh, phà Xuân Sơn, phà Trọng Đại, Đường 20 quyết thắng, Đường 9 anh hùng...

Các cô, các chị thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tinh thần “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” đã luôn sẵn sàng tình nguyện và xung phong lên đường theo tiếng gọi của non sông, cống hiến tuổi xuân, tình nguyện đến những nơi gian khó nhất, những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất như Lê Thị Tuyển với cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa, 12 cô gái Truông Bồn, 10 cô gái TNXP ở Ngã Ba Đồng Lộc... Họ đã kiên cường bạt núi, mở đường, san lấp hố bom và đã dũng cảm hy sinh bởi bom đạn của kẻ thù vùi lấp, làm nên những tráng ca bất tử. Các cô, các chị đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc để viết lên đường Trường Sơn huyền thoại. Hàng ngàn nữ chiến sỹ Trường Sơn đã nằm lại với Trường Sơn đại ngàn đã góp phần tỏa sáng truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.

Du khách nghe thuyết minh giới thiệu về Khu Di tích lịch sử Truông Bồn và tấm gương hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ. Ảnh: Lâm Tùng

Du khách nghe thuyết minh giới thiệu về Khu Di tích lịch sử Truông Bồn và tấm gương hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ. Ảnh: Lâm Tùng

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tây Nguyên là một trong những chiến trường ác liệt nhất, nơi mà cả ta và địch tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất. Sự khốc liệt của đạn bom, cái đói cái rét luôn đeo bám, hạt gạo, hạt muối không đủ ăn, ốm đau bệnh tật không đủ thuốc và những cơn sốt rừng hành hạ trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ. Để phục vụ chiến đấu và chiến đấu, đồng bào dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, Ba Na, Ja rai, Ê Đê... dọc phía Tây dãy núi Trường Sơn, Tây Nguyên, Đông Nam bộ đã cưu mang đùm bọc, chở che cán bộ, chắt chiu từng hạt lúa, củ khoai, bắp ngô, băng đồi, lội suối gùi lương tải đạn cho bộ đội.

Thắng lợi của ngày 30/4 của 48 năm trước là chiến thắng chung của toàn thể dân tộc, của đoàn kết toàn dân, của tình quân dân, của hậu phương với tiền tuyến, trong đó có cống hiến vô cùng lớn lao của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đại ngàn hùng vỹ.

Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ảnh: Tư liệu

Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ảnh: Tư liệu

Nhớ ngày 30/4, thế hệ hậu sinh không biết mùi bom đạn, những công dân có may mắn được sinh ra sau chiến tranh chúng ta đang thụ hưởng thành quả của một nền độc lập dân tộc, đất nước thống nhất thì xin đừng bao giờ quên tất cả những gì mà dân tộc ta đã trải qua, tất cả những gì mà quân và dân ta đã gian khổ chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một khát vọng thống nhất non sông.

Trên hành trình vào Nam trên tuyến Quốc lộ 1A, chúng ta phải đi qua cầu Hiền Lương bắc qua dòng Bến Hải đổ ra biển Cửa Tùng. Hãy dừng lại và quan sát những gì có ở di tích này, để hiểu tại sao đó là Di tích Đặc biệt Quốc gia. Lặng im và suy ngẫm rằng, tại sao cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là chứng nhân lịch sử mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt 20 năm ròng rã, tại sao nó lại trở thành một biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Trong chặng đường 20 năm ấy đến thắng lợi cuối cùng, vì khát vọng thống nhất non sông của cả một dân tộc, nhân dân Việt Nam đã tạc vào lịch sử những mốc son lịch sử. Từ phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đến chiến thắng Ấp Bắc (1/1963), từ chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường (8/1965) đến Tổng tiến công và nội dậy xuân Mậu Thân 1968, từ cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 đến Tổng tiến công và nội dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tất cả đều có mối quan hệ biện chứng, nhân quả.

Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Và để có hình ảnh lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc lập lúc 11h 30 phút ngày 30/4/1975 là thành quả của biết bao giọt mồ hôi, công sức, của cải và xương máu, tính mạng của quân và dân Việt Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu vì nền độc dân tộc. Hệ quả sau cuộc chiến để thống nhất non sông ấy là hàng ngàn nghĩa trang liệt sỹ, hàng triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam, hàng chục vạn phụ nữ mất chồng, mất con. Nhiều chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tra tấn, tù đày, giết hại trong các nhà tù, từ Nhà ngục Chín Hầm (Huế) đến nhà tù Lao Bảo, nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà tù Kon Tum, khám Chí Hòa, từ nhà tù Phú Quốc đến nhà tù Côn Đảo...

Chiến tranh đã dần lùi xa, nhưng vẫn còn hàng vạn người lính vẫn nằm ẩn khuất đâu đó trên những ngọn đồi, dưới những đáy sông, con suối, trong những khu rừng già đến nơi biển cả của Trường Sa, Hoàng Sa. Rất xót xa khi trên nhiều nghĩa trang liệt sỹ khắp mọi miền của Tổ quốc vẫn còn nhiều phần mộ chỉ được khắc trên bia “Liệt sỹ chưa biết tên”. Những người sinh ra sau cuộc chiến ấy khi đến thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn sẽ hiểu rõ cái giá của nền hòa bình đắt như thế nào. Nghĩa trang càng rộng, đau thương càng nhiều. Nhắc lại để hậu thế chúng ta phải hiểu câu “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” trong bài hát Quốc ca, để cắt nghĩa tại sao ngày 30/4 là ngày lễ của quốc gia và tất cả chúng ta được nghỉ lễ.

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 thuộc TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là nơi yên nghỉ hơn 10.800 liệt sĩ. Ảnh: Thành Duy

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 thuộc TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là nơi yên nghỉ hơn 10.800 liệt sĩ. Ảnh: Thành Duy

Nghỉ để tưởng nhớ, để ghi ơn các thế hệ cha ông ta đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Nghỉ để hiểu cái giá của nền hòa bình mà chúng ta đang thụ hưởng. Nghỉ để trân trọng quá khứ, để chúng ta đừng bao giờ vô ơn với lịch sử. Nghỉ để biết về nguồn cội của chiến thắng, để hiểu ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng của ngày 30/4.

Ngày 30/4, tôi xin cúi đầu trước nạng gỗ, mộ bia và ngẩng đầu nhìn Quốc kỳ thiêng liêng để hát “Đoàn quân Việt Nam đi...”

tin mới

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.