Thất vọng với NATO và EU, Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chung thuyền” với Nga, Ấn, Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất, lãnh đạo của 5 nước thành viên BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) nên bổ sung chữ “T” vào tên viết tắt của tổ chức này.
Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ảnh: Reuters
Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ảnh: Reuters

Ông Erdogan đã được mời tới tham dự diễn đàn gần đây nhất của nhóm, và trả lời Nhật báo Hurriyet bên lề diễn đàn rằng các nước thành viên hiện tại hoan nghênh ý tưởng gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Evgeniy Bakhrevskiy, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nga thuộc Quỹ Văn hóa và Thiên nhiên, cho rằng, sự chuyển hướng của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ thái độ giận dữ gia tăng của nước này với phương Tây.

Ông Bakhrevskiy nhấn mạnh: “Tổng thống Erdogan tin rằng cần phải đa dạng hóa chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi ông ấy thực sự thất vọng với các cấu trúc phương Tây, với EU, đồng thời Ankara lại có mối quan hệ khá căng thẳng với Washington”.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Stevan Gajic thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu ở Belgrade (Serbia) lập luận rằng, đó không phải những cân nhắc về mặt địa chính trị, mà “là điều gì đó mang tính cá nhân”, khiến ông Erdogan cố gắng bày tỏ “lòng trung thành” với các cấu trúc mới.

Ông Gajic tin rằng, cuộc đảo chính bất thành hồi năm 2016 và việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad chiến thắng ở Syria nhờ sự giúp sức của Nga, là hai nhân tố chính khiến quan điểm của ông Erdogan thay đổi.

Động thái trên cũng diễn ra đúng vào thời điểm giấc mơ bấy lâu nay của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU đang bị quên lãng, khi quá trình gia nhập bị đóng băng.

Dù EU là đối tác thương mại hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, song Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị mắc kẹt trong “phòng chờ” của khối này, một tình huống được xem là sự xúc phạm đối với Ankara.

Bakhrevskiy  -  Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nga thuộc Quỹ Văn hóa và Thiên nhiên

Ngoài ra, mối quan hệ của Ankara với Washington cũng đang trải qua con đường gai góc, với “quan điểm phản đối Mỹ rất mạnh mẽ ở hầu hết các tầng lớp trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ”, xuất phát từ việc Mỹ hậu thuẫn các tay súng người Kurd chiến đấu chống lại IS.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định từ bỏ NATO, song chuyên gia Bakhrevskiy lưu ý, BRICS là “một khối rất dân chủ”, không đòi hỏi bất kỳ “sự hy sinh” đặc biệt nào như việc rời EU hay NATO để gia nhập BRICS./

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.