Thay đổi nhân sự điện Kremlin: Putin đang mưu tính gì?

Thay đổi nhân sự ở điện Kremlin dường như chỉ dấu những biến chuyển lớn. Nhưng hiện chưa ai rõ thay đổi đó có mục đích cuối cùng là gì.

Ông Putin đã loại bỏ đồng minh thân cận lâu năm Sergei Ivanov (phải) sau 17 năm gắn bó. Ảnh: Reuters
Ông Putin đã loại bỏ đồng minh thân cận lâu năm Sergei Ivanov (phải) sau 17 năm gắn bó. Ảnh: Reuters

Ngày 12/8, khi tổng thống Vladimir Putin sa thải Sergei Ivanov, Chánh văn phòng quyền lực ở điện Kremlin và là đồng minh thân cận của ông trong suốt 17 năm, văn phòng tổng thống Nga chỉ công bố một đoạn video ngắn thông báo cám ơn ông Ivanov.

Những đồn đoán xuất hiện rất nhiều về cuộc sa thải người đàn ông từng là cựu bộ trưởng quốc phòng và là ứng viên tổng thống thay ông Putin này. Mọi thứ không hề ngẫu nhiên trong hệ thống chính trị Nga.

“Chúng tôi có hệ thống mà nó có thể làm bất cứ thứ gì mà không cần lý do,” Gleb Pavlovsky, cựu cố vấn của điện Kremlin nói với Economist. “Mọi thứ chỉ giống như chiếc hộp đen.”

Thời điểm nhạy cảm với Kremlin 

Ông Ivanov, giống như ông Putin, là cựu điệp viên KGB từ St. Petersburg, và được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất nước Nga - có lẽ là chỉ sau tổng thống Nga Putin.

Quyết định thay thế ông bằng nhân vật trẻ 44 tuổi Anton Vaino rất giống với mô tuýp thay thế nhân sự gần đây: Putin loại bỏ những đồng chí thân cận cũ và thay thế bằng những nhân vật trung thành trẻ hơn.

“Những người không phù hợp với tầm nhìn của Putin đang rời đi,” Aleksei Chesnakov, một cựu quan chức văn phòng tổng thống, nói. Tuy nhiên, ông nói thêm, “có lẽ không ai ngoài tổng thống biết rõ mục đích việc này là gì.”

Thời điểm của thay đổi đến vào thời điểm nhạy cảm. Cuộc bầu cử nghị viện sẽ diễn ra vào giữa tháng 9 và kinh tế Nga đang rất mong manh. Căng thẳng với Ukraine đang leo thang sau khi Nga cáo buộc Kiev định tấn công vào Crimea.

Nước Nga cũng đang mở rộng hiện diện ở Trung Đông khi tấn công vào Syria từ các căn cứ ở Iran.

Một số nhà quan sát đang phỏng đoán liệu đây có phải là vì Putin muốn bầu cử tổng thống sớm vào năm sau? Để có thêm sự ủng hộ để tiếp tục các cải cách kinh tế. Hay là ông đang chuẩn bị cho kế hoạch từ nhiệm vào 2018? Ông Medvedev, người kế nhiệm ông Putin hồi 2008, sẽ trở lại nắm quyền? Hay ông Putin đang kiếm người thừa kế mới?

“Cuối cùng thì chúng ta vẫn chưa rõ mục đích chính là gì,” Mark Galeotti, chuyên gia lâu năm về Nga, nói. Nhưng rõ ràng xu thế thay nhân sự đang nổi lên khá rõ ở chính trường Nga.

Loại bỏ những nhân vật quyền lực cũ 

Năm ngoái, người đứng đầu ngành đường sắt Nga, Vladimir Yakunin, một đồng minh của ông Putin và nổi tiếng với lối sống xa hoa, đã bị cách chức. Đầu năm nay, ông Putin lập ra lực lượng vệ binh quốc gia, và loại bỏ một số đồng minh lâu năm đang đứng đầu lực lượng chống ma tuý và cơ quan nhập cư. 

Những nhân vật mới cũng đã nhận nhiệm vụ ở các cơ quan quyền lực như Cơ quan an ninh Liên bang (FSB). Hồi tháng 7, Andrei Belyaninov, người đứng đầu cơ quan hải quan, cũng đã bị phế truất sau khi FSB lục soát nhà ông và phát hiện ra nhiều tiền mặt.

Theo giới quan sát, khi ngân sách ngày càng khó khăn ở Nga, các hoạt động tham nhũng trắng trợn đã không còn được chấp nhận.

Với ông Ivanov, việc con ông chết đuối vào năm 2014 có thể đã khiến ông mệt mỏi. Việc ông còn giữ ghế trong Hội đồng An ninh quốc gia đầy quyền lực, khiến giới quan sát cho rằng ông có thể chưa phải đã rơi vào tình trạng đối đầu trực diện với ông Putin.

Nhưng đã có nhiều thông tin cho thấy ông đã không còn nằm trong nhóm thân cận nhất với tổng thống trong thời gian qua. Một số người cho rằng ông Putin không còn cần nhân vật cố vấn quá độc lập, một người bạn cũ mà có thể ăn nói ngang hàng với ông nữa.

Trong bất cứ trường hợp nào, việc loại bỏ các đồng chí cũ có thể giúp làm mới đội ngũ lãnh đạo nước Nga và đe doạ bất cứ nhân vật nào có ý tưởng chống đối.

Trong nền chính trị bị không chế, hệ thống của ông Putin được cho là không hiệu quả trong việc tạo ra những lớp chính trị có năng lực mới. Và khi ông Putin càng nắm quyền lâu, ông càng lo lắng về vấn đề nhân sự.

Theo chuyên gia phân tích Nikolai Petrov, khi trở lại nắm quyền năm 2012, ông Putin đã tạo ra các kênh tuyển nhân sự mới. Các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng nước Nga Thống nhất vào đầu năm nay được coi là để “nuôi dưỡng các nhân tố mới,” theo ông Andrei Kolesnikov của viện nghiên cứu Carnegie ở Moscow. 

Thế hệ lãnh đạo là cựu vệ sĩ 

Tổng thống Putin thậm chí đã lên tiếng ủng hộ cả trường năng khiếu cho trẻ em ở cả Sochi. 

Nhưng ngay kể cả trong việc bổ nhiệm, ông Putin được cho là vẫn nhắm vào những nhân vật ông biết từ lâu. Năm nay, ông bổ nhiệm các cựu vệ sĩ làm thống đốc ba tỉnh của nước Nga.

Một cựu vệ sĩ khác, Victor Zolotov, được chỉ định làm người đứng đầu cơ quan vệ binh quốc gia.

Một thế hệ “người của Putin” mới đang xuất hiện, những người được coi là cả sự nghiệp chịu ơn của vị tổng thống quyền lực. Đó là những người “trung thành, hiệu quả, và không chịu ảnh hưởng của yếu tố hệ tư tưởng.”

Chánh văn phòng điện Kremlin mới, ông Vaino, không phả là vệ sĩ nhưng cũng có phần lớn sự nghiệp làm việc cùng ông Putin. Ban đầu ông làm ở bộ phận lễ tân văn phòng Kremlin theo dõi lịch trình của tổng thống, đi công du cùng và cầm ô khi cần.

Oleg Matveychev, cựu quan chức cũ của điện Kremlin, nói ông Vaino có tiếng là “nghiêm khắc, chính trực và ăn mặc tử tế.” 

Theo Zing.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.