Thế giới 24/7: EU “rối như canh hẹ”, Trump “đảo ngược” quyết định trước sức ép

Phú Bình 24/06/2018 08:29

(Baonghean.vn) - Thế giới 7 ngày qua chứng kiến nhiều diễn biến bất ngờ, chẳng hạn Mỹ đột ngột rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, châu Âu "lục đục" vì vấn đề người di cư, căng thẳng leo thang khi Kiev mở rộng trừng phạt Moskva...

Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua những bức ảnh nổi bật:


ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley, đã thông báo quyết định nước này rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, đồng thời cho rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ có quan điểm thành kiến chống lại Israel. Ảnh: AP
Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ): Ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley thông báo nước này rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, cho rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ có quan điểm thành kiến chống lại Israel. Ảnh: AP

Nga cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) phản ánh cách tiếp cận đơn phương của Washington đối với các vấn đề toàn cầu.
Nga cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ phản ánh cách tiếp cận đơn phương của Washington đối với các vấn đề toàn cầu. Phái đoàn thường trực của Nga ngày 20/6 cho biết, họ đã ứng cử vị trí thành viên cơ quan này nhiệm kỳ 2021-2023 nhằm "duy trì hoạt động hiệu quả trong Hội đồng Nhân quyền LHQ để duy trì đối thoại cân bằng và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền". Ảnh: Internet

PGS.TS – Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an cho rằng, rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng là thể hiện chính sách phản đối các định chế đa phương của chính quyền Donald Trump
Nhận định về vấn đề này, PGS.TS - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an cho rằng, rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng là thể hiện chính sách phản đối các định chế đa phương của chính quyền Donald Trump. Qua đây chắc chắn vai trò và vị thế của Mỹ bị giảm sút; cộng đồng quốc tế nhìn với con mắt nghi ngờ, giảm lòng tin với Mỹ, kể cả đồng minh và bạn bè. Ảnh: NRA


Liên Hợp quốc hôm 22/6 cho biết, chỉ trong vài ngày qua, đã có khoảng 220 người chết đuối ngoài khơi Libya. Những người này tử vong trong hành trình mạo hiểm vượt biên để tới “miền đất hứa” châu Âu, đưa con số tử vong trong năm nay trên tuyến đường này lên tới hơn 1.000 người.
Châu Âu rối như "canh hẹ" trước vấn đề di cư: LHQ hôm 22/6 cho biết, chỉ trong vài ngày, khoảng 220 người đã chết đuối ngoài khơi Libya, trong hành trình mạo hiểm vượt biên để tới “miền đất hứa” châu Âu, đưa con số tử vong trong năm nay trên tuyến đường này lên tới hơn 1.000 người. Vấn đề này nóng trở lại trong EU do tranh cãi liên miên giữa các nước thành viên, nhất là khi Italy từ chối tiếp nhận 629 người di cư từ tàu cứu hộ Aquarius, làm bùng phát mâu thuẫn với Pháp. Ảnh: Twitter

Số người này sau đó đã được Tây Ban Nha tiếp nhận. Tuy nhiên, chính sách chung về tiếp nhận người nhập cư của EU
Số người này sau đó đã được Tây Ban Nha tiếp nhận. Tuy nhiên, chính sách chung về tiếp nhận người nhập cư của EU "hứa hẹn" sẽ trở thành chủ đề nóng bỏng trong hội nghị thượng đỉnh vào ngày 28 và 29/6 tại Brussels. Ảnh: Internet

Với
Với "đầu tàu" Đức, những tranh cãi nảy lửa vừa qua cũng châm ngòi bất đồng nội bộ sâu sắc, đe dọa sẽ phá vỡ liên minh cầm quyền. Được biết, Thủ tướng Đức A.Merkel đã tái khẳng định sự cần thiết phải có một giải pháp ở cấp độ toàn châu Âu cho vấn đề này, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong sự gắn kết của châu Âu. Ảnh: Internet

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tạm ngưng tách con cái khỏi cha mẹ di dân bất hợp pháp:
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tạm ngưng tách con cái khỏi cha mẹ di dân bất hợp pháp: Trước sức ép từ quốc hội và cộng đồng quốc tế, quyết định trên được công bố 1 ngày sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ và trong bối cảnh hơn 2.300 trẻ em bị tách riêng khỏi cha mẹ, thân nhân sau khi vượt biên giới bất hợp pháp vào Mỹ từ ngày 5/5. Ảnh: Internet

Lãnh đạo Nhà Trắng cảnh báo rằng thậm chí với sự điều chỉnh mới nhất, công cuộc thi hành trật tự biên giới sẽ càng khắt khe hơn. Trước đó, ngày 18/6 đã nhắc lại quan điểm cứng rắn đối với chính sách siết chặt nhập cư khi nêu rõ
Lãnh đạo Nhà Trắng cảnh báo, thậm chí với sự điều chỉnh mới nhất, công cuộc thi hành trật tự biên giới sẽ càng khắt khe hơn. Trước đó, ngày 18/6 Trump đã nhắc lại quan điểm cứng rắn đối với chính sách siết chặt nhập cư khi nêu rõ "nước Mỹ sẽ không thể trở thành một trại di cư, và sẽ không là điểm tiếp nhận người tị nạn". Washington không thể cho phép những gì đang diễn ra tại châu Âu và một số nơi khác xảy ra tại Mỹ. Ảnh: TIME

Kim Jong-un và Tập Cận Bình gặp nhau lần thứ 3 trong ít tháng: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 19/6 đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du lần thứ 3 trong vòng 3 tháng gần đây tới Bắc Kinh.
Kim Jong-un và Tập Cận Bình gặp nhau lần thứ 3 trong ít tháng: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 19/6 đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du lần thứ 3 trong vòng 3 tháng gần đây tới Bắc Kinh. Chuyến thăm được xem là nhằm trào đổi kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều 12/6 vừa qua, cũng như những chiến lược trong thời gian tiếp theo. Ảnh: Strait Times

Căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao khi  Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine ngày 22/6 cho biết, Tổng thống nước này Petro Poroshenko đã ký một sắc lệnh để ban hành quyết định mới được thông qua nhằm mở rộng các biện pháp trừng phạt các công ty và thực thể của Nga.  Theo quyết định, 30 thực thể pháp lý và 14 cá nhân của Nga đã được bổ sung vào danh sách trừng phạt này, nâng tổng số những cá nhân và thực thể Nga bị Kiev trừng phạt lên lần lượt là 1.762 và 786.
Kiev mở rộng trừng phạt Moskva: Căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao khi Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine ngày 22/6 cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh ban hành quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt các công ty và thực thể của Nga, nâng tổng số cá nhân và thực thể Nga bị Kiev trừng phạt lên 1.762 và 786. Ảnh: Sputnik

Theo Tổng hợp
Copy Link
Mới nhất
x
Thế giới 24/7: EU “rối như canh hẹ”, Trump “đảo ngược” quyết định trước sức ép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO