Thế giới 7 ngày qua - những tin tức nổi bật

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tình hình Triều Tiên vẫn căng thẳng, ông Trump đọc thông điệp liên bang đầu tiên, bất ngờ trong phiên xử Đoàn Thị Hương, Trung Quốc bắt đầu cuộc di chuyển lớn nhất thế giới...Đó là những thông tin quốc tế nổi bật tuần qua.
1. Tình hình bán đảo Triều Tiên
Đội hoạt náo viên Triều Tiên tới tham dự giải Vô địch Điền kinh châu Á ở Incheon, Hàn Quốc, hồi năm 2005. Ảnh: Yonhap.
Đội hoạt náo viên Triều Tiên tới tham dự giải Vô địch Điền kinh châu Á ở Incheon, Hàn Quốc, hồi năm 2005. Ảnh: Yonhap.
Tuần qua, bán đảo Triều Tiên tiếp túc "nóng". Triều Tiên hủy việc gửi đoàn nghệ thuật sang Hàn Quốc biểu diễn trong khuôn khổ Olympic PyeongChang 2018 vào ngày 4/2. Nhưng đội hoạt náo viên của Triều Tiên vẫn sẽ góp mặt ở Thế vận hội Mùa Đông  PyeongChang 2018.
Bất chấp lệnh trừng phạt, Triều Tiên tiếp tục xây kho vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng cũng đưa ra lời đe dọa vào Mỹ, cảnh báo Tổng thống Donald Trump "Nên lùi lại để Bình Nhưỡng yên nếu không muốn đối mặt với hậu quả".
2. Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang tại quốc hội ngày 30/1. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang tại quốc hội ngày 30/1. Ảnh: AFP.
Tổng thống Donald Trump ngày 30/1 đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông trước quốc hội Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng muốn gửi đi thông điệp "xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào". Trump còn mời nhiều vị khách đặc biệt, được cho là tiêu biểu cho những mục tiêu của ông, như đặc vụ an ninh nội địa CJ Martinez, Preston Sharp, cháu trai một cựu binh đã mất, cha mẹ của sinh viên Mỹ Otto Warmbier và Ji Seong-ho, một người Triều Tiên đào tẩu.

Theo ông, chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để sống với giấc mơ Mỹ. Những công dân Mỹ, dù ở đâu, đến từ đâu, nếu làm việc chăm chỉ, tin vào bản thân, tin vào Mỹ, họ có thể mơ đến mọi thứ, trở thành mọi thứ, và cùng nhau.

3. Diễn biến bất ngờ trong vụ án Đoàn Thị Hương
Cảnh sát Malaysia áp giải nghi can người Indonesia Siti Aisyah đến tòa ngày 22/1. Ảnh: REUTERS
Cảnh sát Malaysia áp giải nghi can người Indonesia Siti Aisyah đến tòa ngày 22/1. Ảnh: Reuters
Theo luật sư Indonesia, cô Siti Aisyah - người bị khởi tố tội giết ông Kim Jong Nam, được thuê "đóng show truyền hình" bởi một nghi phạm đang bị cảnh sát Malaysia truy nã.

Theo hãng tin Reuters, đó là phần bào chữa của luật sư Indonesia dành cho bị cáo Siti Aisyah trước tòa án Malaysia ngày 30/1.

Cáo trạng cáo buộc cô Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương giết ông Kim Jong Nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ông này. Nếu bị kết tội, họ có thể đối mặt với án tử hình. Các luật sư khẳng định các cô gái nghĩ họ đang diễn một trò chơi khăm cho một show truyền hình, không ý thức được là họ đang đầu độc ông Kim.

4.  Cuộc "đại di cư mùa Xuân" của người Trung Quốc
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Trung Quốc đã xây dựng thêm 3.000 km đường sắt mới.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Trung Quốc đã xây dựng thêm 3.000 km đường sắt mới.
Việc người Trung Quốc làm việc ở xa về quê ăn Tết đã được ví như một cuộc "đại di cư" mùa Xuân, tạo áp lực không nhỏ lên hệ thống giao thông.

Tết Nguyên đán được coi là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Trung Quốc. Vào thời gian này, hầu hết mọi người làm việc xa quê sẽ về nhà để đoàn tụ gia đình, tạo áp lực không nhỏ lên hệ thống giao thông.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Trung Quốc đã xây dựng thêm 3.000 km đường sắt mới. Mạng lưới đường sắt tại Trung Quốc tính đến cuối năm 2017 đã lên đến 127.000 km, bao gồm 25.000 km đường sắt cao tốc, theo Tân Hoa xã.

Bắc Kinh, Quảng Châu và khu vực Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu được dự đoán sẽ là điểm nóng tập trung nhiều hành khách đi tàu trước Tết. 5 điểm nóng sau Tết bao gồm Thành Đô, Vũ Hán, Nam Xương, Hồ Nam và An Huy.

5. Tàu chở 100  Nghị sĩ Mỹ đâm vào xe tải
Mỹ: Tàu hỏa chở 100 nghị sĩ Mỹ đâm vào xe tải.
Tàu hỏa chở 100 nghị sĩ Mỹ đâm vào xe tải.
Một tàu hỏa chở khoảng 100 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đâm vào xe tải ở bang Virginia, Mỹ, trong ngày 31/1. Tàu hỏa xuất phát từ thủ đô Washington đi đến một khu nghỉ dưỡng ở vùng quê bang Virginia. Vụ tai nạn xảy ra khi xe lửa đã đi cách Washington khoảng 200 km.

Cú va chạm mạnh khiến xe tải bị biến dạng. Ba người trên chiếc xe tải thương vong, trong đó 1 người thiệt mạng, 1 người bị thương nặng và người còn lại bị thương nhẹ. Tàu hỏa xuất phát từ thủ đô Washington đi đến một khu nghỉ dưỡng ở vùng quê bang Virginia. Vụ tai nạn xảy ra khi xe lửa đã đi cách Washington khoảng 200 km.

Ngoài ra, có 2 thành viên tổ lái tàu và 2 hành khách được đưa đến bệnh viện địa phương để điều trị các vết thương nhẹ. Phái đoàn nghị sĩ Quốc hội không có ai bị thương nặng.

6. Vụ đánh bom ở Afghanistan: Hơn 250 người thương vong
Một người bị thương trong vụ đánh bom được hỗ trợ đưa vào xe cứu thương. Ảnh: Reuters
Một người bị thương trong vụ đánh bom được hỗ trợ đưa vào xe cứu thương. Ảnh: Reuters
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã kịch liệt lên án vụ đánh bom trên. Vụ nổ được cho là một trong những vụ tấn công liều chết nghiêm trọng nhất tại quốc gia này trong thời gian gần đây.

Kẻ đánh bom liều chết đã lái chiếc xe cấp cứu vượt qua một trạm kiểm soát an ninh để vào trung tâm thủ đô với lý do đang chở bệnh nhân. Nhưng khi tới một trạm kiểm soát khác gần khu vực tập trung nhiều tòa nhà chính phủ và văn phòng làm việc của một số cơ quan quan trọng như Bộ Nội vụ Afghanistan, Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng Hòa bình tối cao Afghanistan, kẻ đánh bom liều chết đã bị chặn lại do có nhiều dấu hiệu tình nghi. Tên này đã cho xe phát nổ ngay sau đó. Trong một dòng đăng tải mới trên trang Twitter, nhóm phiến quân Taliban đã thừa nhận gây ra vụ việc.

7. Nga kỷ niệm 75 năm trận Stalingrad

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad tại thành phố Volgograd. Nguồn: AFP/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad tại thành phố Volgograd. Nguồn: AFP/TTXVN
Ngày 2/2/2018, nước Nga kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô với quân Đức Quốc Xã trong trận Stalingrad, một bước ngoặt lớn trong Thế Chiến thứ hai và cũng là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc và chủ nghĩa yêu nước mà tổng thống Nga Vladimir Putin muốn thể hiện, trong bối cảnh ông đang tranh cử cho nhiệm kỳ thứ tư.

Khoảng 1.500 binh lính Nga mặc quân phục thời Thế Chiến thứ hai và quân phục thời nay đã tham gia cuộc diễu binh cùng với các xe tăng, trong đó có chiếc T-34 nổi tiếng, biểu tượng cho chiến thắng chống quân Đức Quốc Xã.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.