Thế giới 7 ngày qua - Những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới; Hội nghị thượng đỉnh G20 tại CHLB Đức; Cuộc chiến chống IS ở Raqqa Syria;  Kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong chính thức trở về Trung Quốc;... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.

1. Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới

Hình ảnh vụ phóng tên lửa ICBM của Triều Tiên ngày 4/7. Ảnh: Reuters
Hình ảnh vụ phóng tên lửa ICBM của Triều Tiên ngày 4/7. Ảnh: Reuters

Ngày 4/7, Triều Tiên tuyên bố đã bắn thử một tên lửa có tên Hwasong-14. Tên lửa Hwasong-14 đạt độ cao 2.802 km, bắn chính xác mục tiêu sau khi bay 39 phút. Tên lửa được phóng dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bay được 933 km trước khi trúng mục tiêu.

Tuyên bố của Bình Nhưỡng dường như mâu thuẫn với các báo cáo trước đó của quân đội Mỹ, rằng Triều Tiên phóng thử một vũ khí tầm trung. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố họ phát hiện và theo dõi "vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung từ mặt đất" trong 37 phút gần sân bay ở Panghyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía tây bắc. 

2. Hội nghị thượng đỉnh G20 tại CHLB Đức
 Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Ngày 7/6, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn (G20) lần thứ 12 khai mạc tại thành phố Hamburg, Đức. Là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất trong năm, hội nghị thượng đỉnh G20 được kỳ vọng sẽ tìm ra các giải pháp hiệu quả giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

Với chủ đề “Định hình một thế giới kết nối”, hội nghị thượng đỉnh G20 lần này đặt ra nhiều mục đích. Đó là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kèm theo đó, là bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải, chống dịch bệnh, y tế, an sinh xã hội. 

3. Tổng thống Trump và Putin lần đầu bắt tay tại G20

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu gặp mặt. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu gặp mặt. Ảnh: Reuters.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã diễn ra bên lề Hội nghị Thượng định G20 ở Đức. Theo lời người phát ngôn Điện Kremlin, hai tổng thống bắt tay và khẳng định sẽ gặp lại nhau để thảo luận về quan hệ Nga - Mỹ.

Đây là lần tiếp xúc đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin. Bên lề Hội nghị thượng định G20, 2 nhà lãnh đạo sẽ gặp gỡ chính thức. Đây là cuộc gặp song phương đầu tiên giữa tổng thống hai cường quốc Nga - Mỹ trong gần 2 năm.

Quan chức Điện Kremlin Yuri Ushakov tiết lộ đây không đơn thuần chỉ là tiếp xúc ngắn bên lề, mà là một cuộc họp "đầy đủ". Hai nhà lãnh đạo sẽ cùng thảo luận một số vấn đề chung. Tuy nhiên, chi tiết về cuộc gặp không được tiết lộ.

4. Cuộc chiến chống IS ở Raqqa Syria

Các tay súng thuộc Lực lượng dân chủ Syria tại làng Al-Hazeema, phía bắc thành phố Raqqa. Ảnh: EPA/TTXVN
Các tay súng thuộc Lực lượng dân chủ Syria tại làng Al-Hazeema, phía bắc thành phố Raqqa. Ảnh: EPA/TTXVN

Giới chức quân đội Mỹ ngày 4/7 cho biết các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đã vượt qua bức tường bao quanh thành phố cổ Raqqa, "thủ phủ" trên thực tế của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, khi mở đợt tấn công mới nhằm giành lại thành phố này.

Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ cho biết liên quân đã hỗ trợ Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tiến vào khu vực được IS cố thủ dầy đặc bằng việc phá một số đoạn tường thành bao quanh thành cổ Raqqa.

5. Kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong chính thức trở về Trung Quốc

Các quan chức Hong Kong dự lễ thượng cờ hôm 1/7 để kỷ niệm 20 năm hòn đảo này trở về với Hoa lục. Ảnh: Getty.
Các quan chức Hong Kong dự lễ thượng cờ hôm 1/7 để kỷ niệm 20 năm hòn đảo này trở về với Hoa lục. Ảnh: Getty.

Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh trên đảo Hong Kong, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ thượng cờ kỷ niệm 20 năm ngày Anh chính thức trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc. 

Ngay sau khi lễ thượng cờ kết thúc, tân Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cùng các thành viên nội các mới đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức.

Ông Tập Cận Bình phát biểu: “Tôi rất vui mừng khi một lần nữa lại được đặt chân tới Hong Kong sau 9 năm qua để chào mừng 20 năm ngày Hong Kong được trả về cho Trung Quốc. Thay mặt chính quyền trung ương Trung Quốc và người dân các dân tộc Trung Quốc, tôi xin gửi lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất tới tất cả người dân Hong Kong. Nếu chúng ta duy trì thực thi một cách toàn diện và chính xác chính sách “một nhà nước, hai chế độ”, chúng ta có thể xây dụng một tương lai tốt đẹp cho Hong Kong.”

6. Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề ở Nhật Bản và Trung Quốc
Tại Nhật Bản: Ít nhất 10 người đã mất tích và 400.000 người khác buộc phải sơ tán khẩn cấp sau khi mưa lớn kỷ lục đổ bộ khu vực phía Tây Nam Nhật Bản, khiến nước lũ tại các sông dâng cao. 40 trực thăng cùng khoảng 7.500 nhân viên cứu hộ, cảnh sát và binh sĩ đã được điều động để tìm kiếm những nạn nhân mất tích và hỗ trợ người dân sơ tán.
Mưa lũ tàn phá khu vực Asakura, tỉnh Fukuoka.
Mưa lũ tàn phá khu vực Asakura, tỉnh Fukuoka.
Tại Trung Quốc:  Mưa lớn “hoành hành” gây ra trận lũ lụt kinh hoàng ở miền Trung và Nam Trung Quốc ngày 3/7. Trong khi đó, miền Bắc nước này lại đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm.  
Nhân viên cứu hộ di chuyển người dân bằng thuyền ở vùng ngập nước thuộc Quế Lâm, Quảng Tây.
Nhân viên cứu hộ di chuyển người dân bằng thuyền ở vùng ngập nước thuộc Quế Lâm, Quảng Tây.
Reuters dẫn lời giới chức địa phương Trung Quốc cho biết, mực nước ở hơn 60 con sông ở miền Nam nước này đang tăng lên mức báo động. Lũ lụt tàn phá các tỉnh miền Trung và Nam, trong đó có Hà Nam, Hà Bắc, An Huy, Tứ Xuyên và Quý Châu, khiến 33 người thiệt mạng và 15 mất tích kể từ sáng ngày 3-7 (giờ địa phương). 
Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.