Thế giới chống dịch: LHQ yêu cầu Trung Quốc hợp tác điều tra Covid-19

Liên hợp quốc đã yêu cầu Trung Quốc hợp tác với cuộc điều tra mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nguồn gốc Covid-19, theo Văn phòng Tổng thư ký LHQ António Guterres.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả Trung Quốc, hợp tác toàn diện với WHO và nếu WHO tin rằng họ cần thêm thông tin, chúng tôi hy vọng tất cả sẽ đáp ứng", Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq cho biết hôm 23/7.
Thế giới chống dịch: LHQ yêu cầu Trung Quốc hợp tác điều tra Covid-19 ảnh 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại quận Đại Hưng, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo Sputnik, tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh lên án WHO vì kế hoạch xúc tiến điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc virus corona chủng mới.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cáo buộc kế hoạch mang tính "xúc phạm" và là sự ủng hộ giả thuyết rằng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Bắc Kinh, điều các quan chức Trung Quốc lâu nay vẫn bác bỏ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại rằng, cuộc điều tra mới hình thành với mục đích chính trị, nhằm đổ tội gây đại dịch cho Bắc Kinh.

Trung Quốc từ chối hợp tác với WHO trong cuộc điều tra thứ hai sau khi tổ chức tiết lộ quá trình sẽ bao gồm cả việc "kiểm tra các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu có liên quan", hoạt động trong khu vực đã phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên. Mục tiêu như vậy có thể sẽ đặt Viện Virus học Vũ Hán vào tầm ngắm của WHO, vì những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Philippines tăng cường các biện pháp chống dịch

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta, Chính phủ Philippines thông báo sẽ cấm nhập cảnh đối với người từ Malaysia và Thái Lan từ ngày 25 - 31/7. Trước đó, quốc gia Đông Nam Á đã áp lệnh cấm nhập cảnh tương tự đối với du khách từ 8 nước, bao gồm cả Indonesia và Ấn Độ.

Cho đến nay, Philippines đã phát hiện 47 ca mắc biến thể Delta, với gần một nửa trong số đó là lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến sáng 24/7, tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới ở nước này đã lên tới hơn 1,5 triệu người, trong đó gần 27.000 bệnh nhân tử vong.

Theo đài CNA, ngoài việc tiếp tục siết chặt giới hạn công suất phục vụ trong không gian đóng kín ở các nhà hàng, salon làm đẹp và các cơ sở tôn giáo, nhà chức trách cũng yêu cầu mọi người  trẻ từ 17 tuổi trở xuống phải ở nhà. Quyết định mới được công bố chỉ 2 tuần sau khi chính phủ cho dỡ bỏ lệnh cấm trẻ vị thành niên ra ngoài, vốn có hiệu lực từ tháng 3/2020.

Hàn Quốc kéo dài "bán phong tỏa" thủ đô

Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 lan khắp cả nước, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ gia hạn thêm 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội cấp độ 4, mức cảnh báo cao nhất ở khu vực thủ đô và vùng phụ cận. Theo đó, Seoul, tỉnh Gyeonggi xung quanh thủ đô và thành phố cảng phía Tây Incheon sẽ tiếp tục triển khai "bán phong tỏa" như hiện nay tới ngày 8/8.

Quyết định nhằm ứng phó với sự gia tăng liên tục các ca bệnh ở khu vực thủ đô, chiếm tới gần 70% tổng số ca nhiễm mới toàn quốc.

Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), trong 24 giờ qua, xứ sở kim chi ghi nhận thêm 1.630 ca mắc, trong đó tới 1.574 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc toàn quốc lên 185.733 người, bao gồm 2.066 bệnh nhân không qua khỏi.

Israel thử nghiệm vắc xin dạng viên

Hãng dược Oramed của Israel đã được Trung tâm y tế Sourasky ở Tel Aviv chấp thuận cho xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vắc xin ngừa Covid-19 đơn liều dưới dạng viên nang cho 24 tình nguyện viên chưa tiêm phòng virus corona chủng mới. Theo báo RT, phiên bản vắc xin đường uống này do công ty dược Ấn Độ Premas Biotech phát triển.

Oramed từng tuyên bố hồi tháng 3 rằng, công ty đang thử nghiệm viên vắc xin ở lợn và những con vật này đã sản sinh ra kháng thể sau khi được cho dùng chế phẩm.

Tổng giám đốc điều hành Oramed Nadav Kidron chia sẻ với báo Times of Israel rằng, cuộc thử nghiệm vắc xin Covid-19 dạng viên dự kiến bắt đầu từ tháng 8 sau khi nhận được sự phê chuẩn cuối cùng từ Bộ Y tế Israel. Ông Kidron bày tỏ tin tưởng, loại vắc xin đường uống, không đòi hỏi phải bảo quản lạnh này sẽ giúp quốc gia Do Thái tăng cường sức mạnh chống lại biến thể Delta và là "thứ thay đổi cuộc chơi" tại những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 24/7 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 193,9 triệu người, xấp xỉ 4,2 triệu ca tử vong. Song, hơn 176 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.

- Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với gần 35,3 triệu ca mắc và 626.589 bệnh nhân không qua khỏi. Số ca nhiễm mới tại xứ sở cờ hoa đang có xu hướng tăng, lên trung bình 43.609 ca/ngày trong tuần qua, bằng 17% so với mức kỷ lục ghi nhận ngày 8/1. Mỹ đã tiêm được gần 340 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, tương đương khoảng 51,8% dân số đã được chủng ngừa đầy đủ nếu mỗi cá nhân cần tiêm đủ 2 liều.

- New South Wales, bang đông dân nhất của Australia đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi ghi nhận 136 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng, trong bối cảnh biến thể Delta tiếp tục lây lan mạnh và nhiều chùm ca bệnh mới được phát hiện ở những lao động trong các ngành dịch vụ thiết yếu như siêu thị và nhà thuốc. Cho đến nay, Australia ghi nhận 32.588 ca mắc với 916 trường hợp thiệt mạng. Hiện mới chỉ 12% dân số nước này được tiêm đủ liều vắc xin, đứng cuối cùng trong tổng số 38 quốc gia OECD xét về tỷ lệ chủng ngừa virus SARS-CoV-2.

- Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 23/7 thông báo, nước này sẽ tạm dừng các chuyến nhập cảnh không cách ly từ Australia trong ít nhất 8 tuần, do dịch đang bùng phát mạnh ở nước láng giềng. Đây là lần đầu tiên New Zealand triển khai biện pháp này kể từ khi quyết định miễn trừ có hiệu lực vào tháng 4.

- Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) vừa cho phép dùng vắc xin ngừa Covid-19 của Moderna cho trẻ trong độ tuổi từ 12 - 17. Đây là vắc xin thứ hai được EU phê duyệt sử dụng đối với trẻ vị thành niên.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.