Thế giới tuần qua: Các quốc gia ứng phó với bất ổn từ bên trong

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh Mỹ cần nhanh chóng phát triển vaccine, quốc gia này lại đang phải đối diện với áp lực khác, khi đầy rẫy những thông tin độc hại, sai lệch, quan điểm chống vaccine của một bộ phận người dân; Chính trường Belarus rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng với sự leo thang của các cuộc biểu tình, kể từ khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống, với chiến thắng thuộc về ông Alexander Lukashenko - người đã lãnh đạo đất nước 26 năm. Đây là những vấn đề đáng chú ý trong tuần qua.

Xây dựng niềm tin với vaccine

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang chạy đua với thời gian để phát triển vaccine ngừa Covid-19. Chiến dịch mang tên “work speech” (tạm dịch “thần tốc”) với mục tiêu tạo ra vaccine hiệu quả trên 90%. Vaccine dự định sẽ đưa ra thị trường sớm nhất vào tháng 12 tới, trước tiên là dành cho những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nỗ lực này lại không nhận được sự hoan nghênh của một bộ phận người dân. Các chuyên gia y tế Mỹ cho rằng, ngay từ bây giờ họ phải tham gia vào cuộc đua khác - cuộc đua thông tin về vaccine, bởi ngày càng gia tăng thông tin sai lệch từ các nhà hoạt động “antivaccine”.

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ thử nghiệm thuốc bổ sung kháng thể chống virus gây bệnh COVID-19 vào cơ thể người. Ảnh: AP
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ thử nghiệm thuốc bổ sung kháng thể chống virus gây bệnh Covid-19 vào cơ thể người. Ảnh: AP

Một khảo sát gần đây do kênh CNN tiến hành cho thấy, 1/3 người dân Mỹ từ chối tiêm vaccine ngừa Covid-19, cho dù vaccine có sẵn với số lượng lớn và giá rẻ đi chăng nữa. Những người phản đối vaccine thời gian này đang hoạt động mạnh, phổ biến rộng rãi quan điểm hơn nữa như cương quyết không đeo khẩu trang, không xét nghiệm. Họ làm gia tăng thêm một nỗi sợ khác thời dịch bệnh - nỗi sợ vaccine.

Trước đó, hồi tháng 5, một video có tên “Plandemic”, đưa nội dung rằng các ca tử vong do Covid-19 đã được phóng đại và một loại vaccine ra đời có thể giết chết hàng triệu người. Video đã nhận được hơn 7 triệu lượt xem trên YouTube trước khi bị xóa vì những thông tin không có cơ sở. Hay những thông tin kỳ quặc khác như vitamin C có thể chữa khỏi Covid-19, và căn bệnh này là một âm mưu liên quan đến nhà từ thiện Bill Gates. Những người ủng hộ thì cho rằng, đây là cuộc tranh luận thực sự. Việc ủng hộ hay phản đối vaccine thực sự là cuộc tranh luận giữa cái sống và cái chết.

“Các bài đăng trên mạng xã hội tạo ấn tượng về cuộc tranh luận thực sự về tính an toàn của vaccine. Điều này có thể tạo ra thói quen tâm lý khiến mọi người nghĩ rằng không làm gì thì sẽ an toàn hơn”. 

Damon Centola, nhà xã hội học tại Đại học Pennsylvania

Các nhà hoạt động chống vaccine đã tận dụng những yếu tố như tốc độ, cảm xúc, tạo ra những câu chuyện đáng nhớ trên mạng xã hội, nhằm thu hút lượng người theo dõi và tương tác. Trong khi đó, chiến dịch phát triển vaccine trị giá hàng tỷ đô la Mỹ vẫn chưa tìm ra cách để thay đổi nhận thức cộng đồng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm viện nghiên cứu vaccine của Trung tâm y tế quốc gia. Ảnh: New York Times
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm viện nghiên cứu vaccine của Trung tâm y tế quốc gia. Ảnh: New York Times

Chính phủ Mỹ bị cho là phản ứng quá chậm với thông tin sai lệch và phong trào chống vaccine, đang xuất hiện khắp trên mạng xã hội. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hiện đang vạch kế hoạch để tăng cường “niềm tin vaccine” như một phần trong nỗ lực phát triển vaccine. Heidi Larson, nhà nhân chủng học và người đứng đầu Dự án Niềm tin về vaccine tại trường Dịch tễ và y học nhiệt đới London, cho biết: Tốt hơn hết, chúng nên nên chắt chiu từng giây phút để hành động ngay bây giờ cho đến khi vaccine sẵn sàng ra mắt.

Leo thang bất ổn chính trị

Belarus, đất nước với 9,5 triệu dân, đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình kể từ khi Tổng thống Lukashenko - người đã lãnh đạo Belarus trong 26 năm, được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia với 80,08% phiếu bầu, diễn ra cách đây 1 tuần. Nhưng các nhóm đối lập cho rằng, cuộc bầu cử đã bị hủy hoại do gian lận nhằm giữ quyền lực cho Lukashenko.

Chính phủ của ông Lukashenko bị cáo buộc đáp trả các cuộc biểu tình bằng vũ lực, khiến công chúng phẫn nộ với chính phủ; ứng viên đối lập rời đất nước sang Lithuania; Liên minh châu Âu cảnh báo trừng phạt… hàng loạt diễn biến dồn dập đã khiến chính trường Belarus leo thang bất ổn, báo hiệu sự suy giảm uy tín của “triều đại” Tổng thống Alexander Lukashenko.

Trong suốt một tuần qua, phong trào biểu tình diễn ra rầm rộ biến thành cuộc đụng độ giữa cảnh sát, khiến người dân ngày càng phẫn nộ với chính phủ. Trên 100 cảnh sát đã bị thương, 28 người phải nhập viện kể từ ngày 9/8. Gần 7.000 người biểu tình quá khích bị cảnh sát bắt giữ. Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ lo ngại về tình hình ở Belarus, và cho rằng đã có những nỗ lực của các thế lực bên ngoài hòng can thiệp và gây bất ổn cho đất nước này. 

Cảnh sát Belarus lôi một người biểu tình khỏi khu vực đụng độ tại thủ đô Minsk, ngày 9/8. Ảnh: Reuter
Cảnh sát Belarus lôi một người biểu tình khỏi khu vực đụng độ tại thủ đô Minsk, ngày 9/8. Ảnh: Reuters

Natalya Kochanova, diễn giả của Thượng viện Belarus, đồng minh lâu năm của Lukashenko thay mặt tổng thống kêu gọi người dân “dừng lại” và “ngừng tự hủy hoại”. “Một tuần trước, cuộc bầu cử tổng thống đã được diễn ra. Người dân đã đưa ra lựa chọn của họ. Nhưng những gì xảy ra sau đó là điều chưa từng có, nhằm phá hủy những gì chúng tôi luôn tự hào - cuộc sống hòa bình”, Kochanova cho hay, kêu gọi tất cả “không cần chiến đấu”, “không cần chiến tranh”, bởi “Minsk luôn trầm lặng và bình tĩnh”. 

Một trong những cảnh tượng nổi bật nhất xuất hiện sau những ngày biểu tình bạo lực là hàng nghìn người biểu tình ôn hòa, chủ yếu là phụ nữ, cầm hoa trắng và bóng bay, diễu hành trên khắp đường phố thủ đô Minsk. Phụ nữ đã tạo thành “chuỗi dây đoàn kết”, yêu cầu chấm dứt bạo lực và những người biểu tình bị giam giữ được thả tự do. Những dải ruy băng, vòng tay và áo sơ mi trắng trở thành biểu tượng của phong trào, màu sắc đại diện cho sự ôn hòa.

Các nhà phân tích cho rằng, sự phẫn nộ của công chúng đối với ông Lukashenko xuất phát từ nền kinh tế ngày càng suy thoái trong nhiều năm qua, và cách chính phủ phản ứng trước sự bùng phát của Covid-19. Belarus hiện có khoảng 70.000 ca nhiễm và gần 600 ca tử vong - tỷ lệ bình quân cao nhất ở châu Âu. Thế nhưng, Tổng thống Lukashenko không áp dụng các lệnh đóng cửa hay các biện pháp hạn chế, thậm chí còn kêu gọi người dân ngăn chặn sự lây nhiễm bằng cách xông hơi và uống rượu. 

Dòng người biểu tình là phụ nữ tạo thành "chuỗi dây đoàn kết" biểu tình ôn hòa, kêu gọi chấm dứt bạo lực tại thủ đô Minsk, Belarus. Ảnh: AFP
Dòng người biểu tình là phụ nữ tạo thành "chuỗi dây đoàn kết" biểu tình ôn hòa, kêu gọi chấm dứt bạo lực tại thủ đô Minsk, Belarus. Ảnh: AFP

Biểu tình phản đối ngày càng diễn biến trầm trọng khiến một số nhà chức trách Belarus phải đưa ra lời xin lỗi, trái ngược hoàn toàn với những lời tuyên bố trước đó - trấn áp dòng người biểu tình.

“Tôi muốn hoàn toàn chịu trách nhiệm, và xin lỗi một cách chân thành. Tôi không muốn có bất kỳ bạo lực nào”.

ÔngYuri Karaev - Bộ trưởng Nội vụ Belarus

Các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu cũng đã nhóm họp để đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, tuy nhiên có phần cẩn trọng, bởi không muốn Tổng thống Lukashenko xích lại gần Nga hơn, mặc dù thời gian gần đây nhà lãnh đạo Belarus có nhiều căng thẳng với Moskva.

Giới phân tích cảnh báo rằng, nếu bị dồn vào chân tường, có thể ông Lukashenko sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp, tương đương với tình trạng thiết quân luật, mặc dù điều này sẽ có thể khiến quân đội quay lưng, không muốn hỗ trợ ông trong việc dập tắt tình trạng bất ổn. Nhà phân tích của Artyom Shraibman có trụ sở ở Minsk nhận định: “Đó có thể trở thành một thời điểm quan trọng. Không có cách nào khác để đảo ngược quá trình”. 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.