Thế giới tuần qua: Chồng chéo những toan tính 'nhuốm màu' lợi ích

(Baonghean) - Đi ngược lại với cách tiếp cận của một số quốc gia trên thế giới trước đại dịch Covid-19, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định, việc nước này tiếp nhận du thuyền MS Westerdam là vì mục đích nhân đạo, không mang yếu tố chính trị. Căng thẳng leo thang tại Idlib, Syria đẩy mối quan hệ Nga-Thổ đứng trước kịch bản tồi tệ chưa từng có; thêm vào đó, Ankara lại đề nghị sự hỗ trợ từ Washington nhằm giải quyết bế tắc. Đây là những vấn đề quốc tế đáng chú ý trong tuần qua.

Nồng ấm quan hệ thời Covid-19

Trong khi các nước trên thế giới “hắt hủi”, từ chối du thuyền MS Westerdam chở theo hơn 2.000 hành khách và thủy thủ cập cảng, do lo ngại dịch Covid-19, thì Chính phủ Campuchia đã đồng ý tiếp nhận. Thủ tướng Hun Sen khẳng định, Phnom Penh cho tàu Westerdam cập cảng vì mục đích nhân đạo, đồng thời phủ nhận những chỉ trích hành động trên mang động cơ chính trị.

Du thuyền MS Westerdam ngoài khơi cảng Sihanoukville của Campuchia hôm 16/2. Ảnh: Reuters
Du thuyền MS Westerdam ngoài khơi cảng Sihanoukville của Campuchia hôm 16/2. Ảnh: Reuters

“Nếu Campuchia không cho tàu cập cảng, nó sẽ trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo. Con tàu sẽ đi đâu bây giờ? Họ đã hết dầu, thực phẩm và nước uống” - Thủ tướng Hun Sen lên tiếng trong cuộc họp thường niên của Bộ Nội vụ Campuchia ngày 20/2 vừa qua. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia ra lệnh ngừng mọi hoạt động đi lại với Trung Quốc, cũng như đưa ra cảnh báo công dân của họ rời khỏi Trung Quốc nếu có thể.

Tuy nhiên, Campuchia - một đồng minh và thường nhận được các khoản hỗ trợ lớn từ Trung Quốc, đang có cách tiếp cận ngược lại. Vào đầu tháng 2, Thủ tướng Hun Sen đã đến Bắc Kinh và thể hiện quan điểm ủng hộ, bày tỏ niềm tin vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc. Trước đó, trong một cuộc họp báo ở Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen đã tỏ ra bực bội vì các phóng viên đã đeo khẩu trang. “Thủ tướng không đeo khẩu trang, vậy tại sao các bạn làm như vậy? - ông Hun Sen nói, và nhấn mạnh thêm rằng “căn bệnh đáng sợ hơn chính là việc chia sẻ vô trách nhiệm tin đồn trên mạng khiến dư luận hoang mang”.

Theo Tân Hoa Xã, Thủ tướng Hun Sen đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, ông quyết định thực hiện chuyến thăm đặc biệt tới Trung Quốc với mục đích thể hiện sự ủng hộ của Phnom Penh với Bắc Kinh trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh. Thủ tướng Hun Sen còn tuyên bố muốn đến thăm Vũ Hán - vùng tâm dịch Covid-19, song Trung Quốc đã lịch sự từ chối yêu cầu của ông.

hun_sen campuchia-quote

Mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc phát triển ngày càng gần gũi, nồng ấm trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ sau động thái của Thủ tướng Hun Sen siết chặt mọi hoạt động của phe đối lập chính trị. Phương Tây đã chỉ trích lệnh cấm này, và vô hình chung đẩy Hun Sen tăng cường quan hệ đối tác với Bắc Kinh.

Ngay từ đầu, mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đã định hình phản ứng của Phnom Penh đối với sự bùng phát của dịch Covid-19. Ví như, Campuchia đã bác bỏ ý tưởng sơ tán công dân khỏi Trung Quốc, như một số nước đã thực hiện.“Chúng tôi giữ công dân Campuchia ở lại đó để chia sẻ niềm vui và nỗi đau với Trung Quốc”, Thủ tướng Hun Sen nói, và ông không đưa ra lệnh cấm đối với các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc. Theo báo cáo của cơ quan hàng không dân dụng Campuchia, khoảng hơn 3.000 du khách từ Vũ Hán đã bay sang Campuchia kể từ khi dịch bệnh được công bố vào tháng 1. 

Trung Quốc đã ca ngợi quyết định của Campuchia khi không sơ tán du học sinh, áp đặt các lệnh hạn chế đi lại đối với công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết rằng, một phần của lý do là Phnom Penh sợ bị làm mất lòng Bắc Kinh, dẫn đến một số biện pháp trừng phạt như: ngừng cung cấp học bổng cho người Campuchia học tập tại Trung Quốc. 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón những hành khách của du thuyền MS Westerdam. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón những hành khách của du thuyền MS Westerdam. Ảnh: Reuters

Với cách tiếp cận đầy thân thiện, Campuchia đã nhận được nhiều sự khen ngợi, cảm thán từ phía Trung Quốc. Hơn thế, các nhà lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc đã nhất trí tiếp tục trao đổi cấp cao trong năm 2020, và nâng tầm quan hệ Trung Quốc - Campuchia lên một tầm cao mới, tạo ra “một ví dụ cho thế giới về tình hữu nghị thực sự giữa các quốc gia và người dân”. Trung Quốc cũng hy vọng, việc bác bỏ nỗi sợ trước dịch Covid-19 của Thủ tướng Hun Sen sẽ là tấm gương cho toàn thế giới.

Đối diện kịch bản ác mộng

Căng thẳng leo thang ở tỉnh Idlib, Syria đang khiến mối quan hệ giữa Nga và Thổ rơi vào “tình thế tồi tệ nhất”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói rằng, các cuộc đàm phán ở Moskva về Idlib đã không đạt được kết quả như mong đợi, đồng thời đưa ra lời cảnh báo cuối cùng cho Chính phủ Syria rằng hoạt động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn là “vấn đề thời gian”. Hơn thế, không thể đẩy lùi cuộc tiến công của quân đội Syria, thất bại trong việc thuyết phục Nga gây áp lực với chính quyền Syria rút quân đội, Thổ Nhĩ Kỳ đã “nhờ cậy” Mỹ triển khai hệ thống phòng không Patriot tại Idlib, song đến thời điểm này Ankara vẫn chưa nhận được lời phản hồi từ Washington.

Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ hỗ trợ mang hệ thống Patriot tới Syria.Ảnh: Bloomberg
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ hỗ trợ mang hệ thống Patriot tới Syria. Ảnh: Bloomberg

Động thái “cầu cạnh” của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra gần như ngay sau khi 2 binh lính nước này thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh với quân đội Syria hôm 20/2. Một quan chức thân cận trong xây dựng chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria nhận định, Ankara sẽ tăng cường lực lượng để đảm bảo lệnh ngừng bắn tại Idlib. Do đó, có thể sử dụng các chiến đấu cơ F-16 để tấn công các đơn vị trung thành với Tổng thống Assad ở Idlib nếu hệ thống tên lửa Patriot được triển khai tới khu vực Hatay ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bảo vệ an ninh. Elena Suponina, chuyên gia về Trung Đông tại Moskva cho biết, bằng cách hậu thuẫn cho quân đội Syria, Nga chứng minh rằng họ sẵn sàng đáp trả gay gắt. Mặt khác, Ankara cũng đang chuẩn bị một cuộc đụng độ có thể xảy ra với Nga. Leo thang căng thẳng đã đẩy mối quan hệ Nga - Thổ đứng trước kịch bản ác mộng của Chiến tranh Lạnh. 

Cuộc đối đầu giữa Nga - Thổ đang đe dọa rạn nứt trong mối quan hệ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ khởi động lại quan hệ với Mỹ sau nhiều năm căng thẳng. Mặc dù lời đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ đã được đề xuất với đặc phái viên Mỹ về vấn đề Syria James Jeffrey tuần trước, nhưng Ankara vẫn chưa nhận được phản hồi. 

Mối quan hệ giữa Mỹ - Thổ từng rạn nứt chưa từng có vì Ankara nhất quyết mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, bất chấp việc Washington phản đối kịch liệt và gọi đó là mối đe dọa lớn đối với NATO. Thậm chí, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35, theo đó toàn bộ các phi công và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ đang huấn luyện với tiêm kích F-35 tại Mỹ bị trục xuất.

Quân đội Syria tiến quân vào Idlib. Ảnh: Getty
Quân đội Syria tiến quân vào Idlib. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh này, Mỹ đang suy tính mọi phản ứng trước việc căng thẳng leo thang tại Syria. Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát tín hiệu thể hiện sự ủng hộ mạnh hơn đối với Thổ Nhĩ Kỳ và các phiến quân được Ankara hậu thuẫn ở Idlib. Thậm chí, một số quan chức ngoại giao đã kêu gọi Mỹ hậu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga. Trong khi đó, về phía Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đang kêu gọi giảm căng thẳng, đề nghị các lực lượng trung thành với chính phủ Syria ngừng cuộc tiến công của họ và cho phép thực hiện các nỗ lực nhân đạo trong khu vực. 

Đại sứ Robert Ford - Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Syria cho hay: “NATO chưa bao giờ chứng kiến giao tranh ở mức độ khốc liệt như thế này ngay sát biên giới của một quốc gia thành viên”. Đại sứ Ford đề nghị chính phủ Mỹ và chính phủ các nước NATO gặp gỡ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về việc thiết lập vùng an toàn cho dân thường Syria ở phía lãnh thổ biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, ông không kêu gọi triển khai quân Mỹ ở Syria vì lực lượng chiến đấu Mỹ mà hiện diện ở Idlib thì điều đó đồng nghĩa với “kịch bản Thế chiến thứ 3”. 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.