Thế giới tuần qua: Lung lay vị thế!

(Baonghean) - Covid-19, đại dịch đang càn quét toàn cầu, không chỉ cướp đi mạng sống và sinh kế mà còn nhiều hơn thế. Nó làm lung lay những vị thế mà các nhà lãnh đạo đã cố gắng duy trì...

Sụt giảm uy tín

Dịch Covid-19 khiến Tổng thống Trump có thể sẽ phải đối diện với việc 25 triệu lao động mất việc làm - một mất mát lớn trong lịch sử kinh tế Mỹ, do hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt lên gần 20%, thậm chí hơn thế. Con số 25 triệu lao động mất việc làm sẽ làm “lu mờ" thành quả 22 triệu việc làm mà Tổng thống Trump đã tạo ra kể từ khi nhậm chức. 

Sự suy thoái của nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh nước Mỹ chưa dỡ bỏ lệnh phong tỏa đất nước, nhằm tiếp tục kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của dịch bệnh. Hoạt động kinh doanh tụt dốc xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong tháng Tư. Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 7% trong năm 2020.

Những người mất việc xếp hàng để chờ nộp đơn trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Những người mất việc xếp hàng để chờ nộp đơn trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Kể từ hôm 21/3, 26,5 triệu người dân Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, chiếm 16,2% lực lượng lao động. Điều đó dẫn đến những dự đoán khủng khiếp về 30 triệu lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ Covid-19, và trở thành con số kỷ lục về tỷ lệ thất nghiệp ở mức độ chưa từng thấy kể từ cuộc đại suy thoái toàn cầu năm 2008.

Các nhà kinh tế dự đoán có tới 25 triệu việc làm đã bị mất trong tháng 4 sau khi nền kinh tế tinh giản 701.000 vị trí việc làm trong tháng 3. Đây là mức giảm lớn nhất trong 11 năm qua. Mặc dù hàng tuần hồ sơ thất nghiệp vẫn ở mức cao, nhưng mức khiếu nại đã có dấu hiệu giảm trong tuần qua, lóe lên niềm hy vọng rằng điều tồi tệ nhất có thể chấm dứt. Khiếu nại thất nghiệp đã có lúc đạt lên đến đỉnh điểm 6.867 lượt/tuần.

Sức tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 2/3 các hoạt động kinh tế của Mỹ, song không ai thực sự biết được người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào - một biến số quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế nhanh chóng. 

“Các đơn xin trợ cấp đang có xu hướng giảm, tuy nhiên nếu người tiêu dùng không muốn đi mua sắm, hoặc ghé vào các nhà hàng do lo ngại Covid-19, thì việc làm sẽ không tăng trở lại nhanh chóng. Vì vậy, đây sẽ là tín hiệu khác cho thấy sự phục hồi nền kinh tế Mỹ theo “hình chữ V” là điều khó xảy ra”.

James Knightley, chuyên gia kinh tế quốc tế tại ING ở New York

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York của Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York của Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Khi đại dịch xảy ra, Tổng thống Donald Trump và các thống đốc bang đã mâu thuẫn về những điều cần phải làm, cũng như ai có thẩm quyền làm điều đó. Ông chủ Nhà Trắng từng đánh giá thấp sự nguy hiểm của Covid-19 cũng như sự cần thiết của các biện pháp an toàn do các cố vấn khoa học đưa ra.

Tổng thống Trump trong tuần qua còn thông báo ngừng cấp thẻ xanh, động thái mà nhiều người chỉ trích cho rằng Tổng thống Mỹ “lợi dụng khủng hoảng để thúc đẩy chính sách chống nhập cư”. Dominique Moisi, nhà khoa học chính trị và cố vấn cấp cao tại Viện Montaigne ở Paris (Pháp) nhận định: “Mỹ làm mọi việc không tệ, mà là cực kỳ tệ”.

Mũi dùi chỉ trích nặng nề

Sau những ngày điều trị tích cực do nhiễm virus SARS-CoV-2, sức khỏe của Thủ tướng Anh Boris Johnson “rất tốt và đang hồi phục”. Tờ Daily Telegraph cho biết, Thủ tướng Johnson có thể trở lại làm việc sớm nhất vào thứ Hai tới. Chưa rõ khi nào ông Johnson quay trở lại phố Downing, song những ngày qua nhà lãnh đạo Anh và quan chức chính phủ đã đối diện áp lực lớn về cách phản ứng ban đầu của họ với Covid-19. Thủ tướng Johnson bị Công đảng đối lập cáo buộc đã “không hành động” ở những tuần đầu quan trọng lúc Covid-19 mới xuất hiện tại Anh. 

Anh là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, với hơn 138.000 ca nhiễm và gần 19.000 người chết. Tuy nhiên, số ca tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều, bởi số liệu chỉ thống kê số ca tử vong trong bệnh viện, không bao gồm tại các viện dưỡng lão và trong cộng đồng. Hiện số người tử vong ở Anh cao thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Italia, Tây Ban Nha và Pháp. Các nhà khoa học nhận định rằng, tỷ lệ tử vong chỉ bắt đầu giảm trong một vài tuần nữa. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson chuẩn bị quay trở lại phố Downing để làm việc. Ảnh: The Times
Thủ tướng Anh Boris Johnson chuẩn bị quay trở lại phố Downing để làm việc. Ảnh: The Times

Trước diễn biến tồi tệ, Chính phủ Anh hứng chỉ trích về cách ứng phó: chậm chạp hơn các quốc gia láng giềng châu Âu trong việc ban bố lệnh phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội, và không cung cấp đủ thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế tuyến đầu.

Mũi dùi chỉ trích nặng nề càng chĩa về Chính phủ Anh khi chính Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove xác nhận Thủ tướng Johnson đã không dự 5 cuộc họp khẩn cấp ở cấp cao để bàn phương án chuẩn bị đối phó với Covid-19 trong tháng 1 và tháng 2. Nó nhanh chóng trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất ở Anh trong những ngày qua. 

Bộ trưởng Michael Gove giải thích rằng, sự có mặt của Thủ tướng tại các cuộc họp đó là không cần thiết, và các cuộc họp như vậy thường do các bộ trưởng liên quan điều hành, mọi nội dung đều được báo cáo lên Thủ tướng Johnson. Tuy nhiên, những lời giải thích này không thể khiến các nhà phê bình hài lòng, khi họ khẳng định nước Anh đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất từ Thế chiến II, chứ không phải một trận lụt mùa đông. Còn Công đảng, vì việc này, mà gọi ông Johnson là “Thủ tướng bán thời gian”. 

Không chỉ vậy, khi làm việc trở lại, ông Johnson còn phải đối mặt với câu hỏi hóc búa nhất: làm thế nào dỡ bỏ các lệnh phong tỏa đang khiến nền kinh tế Anh suy thoái, mà không gây ra làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai. Nền kinh tế đã buộc phải đóng cửa như một phần trong nỗ lực khắc phục đại dịch Covid-19. Các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ của Anh đã chịu sự sụt giảm lớn nhất trong tháng này.

Theo một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Anh cảnh báo, nền kinh tế đất nước đang tiến vào suy thoái sâu nhất trong hơn 300 năm, ngay cả sau khi Bộ Tài chính và Ngân hàng Anh đưa ra một loạt các biện pháp kích cầu khẩn cấp. 

Chính phủ Anh bị chỉ trích chậm trễ trong việc phong tỏa đất nước. Ảnh: AP
Chính phủ Anh bị chỉ trích chậm trễ trong việc phong tỏa đất nước. Ảnh: AP

Công ty dữ liệu IHS Markit cho biết, trong bối cảnh đại dịch có thể phá hủy các nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, thì hoạt động kinh doanh ở Anh ở khu vực eurozone là tồi tệ nhất. Các ngành dịch vụ và sản xuất đã báo cáo sự sụp đổ trong kinh doanh, với chỉ số PMI của sản xuất giảm từ 43,9 vào tháng 3 xuống 16,6 vào tháng 4, và PMI dịch vụ giảm từ 34,5 trong tháng 3 xuống 12,3 trong tháng 4. Lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 3/4 hoạt động kinh doanh của Anh. 

Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng bộ phận kinh doanh tại IHS Markit cho rằng: Đóng cửa nền kinh tế và các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến hoạt động kinh doanh bị sụp độ với tốc độ khủng hoảng. GDP sẽ giảm sâu tới mức không thể hình dung được trong quý II.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo tốc độ phục hồi kinh tế của nước này sẽ rất chậm. Toàn bộ nền kinh tế Anh được dự báo sẽ hụt 13% trong năm nay. Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Anh trong tháng này đã có 2 lần cắt giảm lãi suất, tới mức thấp chưa từng có là 0,1%, tăng quy mô mua trái phiếu lên tổng cộng 200 tỷ Bảng Anh. Chính phủ Anh cũng đã đưa ra một loạt biện pháp khẩn cấp, trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ 80% lương cho toàn bộ lao động tạm thời mất việc. 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.