Thế giới tuần qua - những sự kiện đáng chú ý

(Baonghean.vn) - Mỹ chấm dứt chính sách xoay trục sang Châu Á; Thủ tướng Anh bác đề nghị trưng cầu độc lập lần 2 cho Scotland; Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Đảng của Thủ tướng Rutte giành nhiều ghế nhất;... là những tin tức quốc tế đáng chú ý tuần qua.

1- Mỹ chấm dứt chính sách xoay trục sang Châu Á

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton. Ảnh: Chinadailyasia.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton. Ảnh: Chinadailyasia.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 14/3 tại thủ đô Washington, bà Susan Thornton khẳng định chính quyền của ông Donald Trump vẫn đang trong quá trình xây dựng chính sách riêng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nhấn mạnh rằng những thay đổi nhất định sẽ được tiến hành.

Tuyên bố của bà Susan Thornton được đưa ra trong bối cảnh ông Rex Tillerson đang thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới châu Á trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ với điểm dừng chân dự kiến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

2. Thủ tướng Anh bác đề nghị trưng cầu độc lập lần 2 cho Scotland

Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP).
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AFP.

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 16/3 đã bác bỏ đề nghị trưng cầu dân ý độc lập lần 2 của Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon, đồng thời cho rằng "bây giờ không phải lúc làm việc đó."

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Anh đang phải tập trung mọi nguồn lực cho các cuộc đàm phán về vấn đề đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU.

Thủ tướng May nhấn mạnh rằng bà không bác bỏ hoàn toàn việc tiến hành trưng cầu dân ý độc lập của Scotland trong tương lai, song bà phản đối thời điểm tiến hành trưng cầu dân ý mà Thủ hiến Sturgeon đưa ra.

3. Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Đảng của Thủ tướng Rutte giành nhiều ghế nhất 

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thuộc đảng Nhân dân vì tự do và dân chủ (VVD) xuất hiện trước những người ủng hộ tại Hague, Hàn Lan, ngày 15/3/2017. (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thuộc đảng Nhân dân vì tự do và dân chủ (VVD) xuất hiện trước những người ủng hộ tại Hague, Hà Lan, ngày 15/3/2017. Ảnh: Reuters.

Theo hãng thông tấn ANP tại Hà Lan, với 55% số phiếu được kiểm, đảng VVD của ông Rutte giành được 32 ghế trong số 150 ghế tại Quốc hội, nhiều hơn 13 ghế so với đảng Vì tự do (PVV) của ông Geert Wilders chỉ giành được 19 ghế, bằng với số ghế của đảng Lời kêu gọi dân chủ Thiên chúa giáo và đảng Dân chủ 66.

Phát biểu trong một bữa tiệc sau bầu cử tại Hague, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói: “Đảng VVD dường như sẽ là đảng lớn nhất tại Hà Lan lần thứ ba liên tiếp”. Ông Rutte đã nhận được các thông điệp chúc mừng từ các nhà lãnh đạo châu Âu và điện đàm với một số nhà lãnh đạo khu vực này.

4. Máy tính chứa thông tin nhạy cảm của Mật vụ Mỹ bị đánh cắp

Mật vụ Mỹ bảo vệ bên ngoài Tháp Trump ở New York. Ảnh: Reuters.
Mật vụ Mỹ bảo vệ bên ngoài Tháp Trump ở New York. Ảnh: Reuters.

Ngày 17/3, Cơ quan mật vụ vốn có trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Mỹ đã xác nhận vụ mất laptop xảy ra tại nhà của nữ nhân viên mật vụ Marie Argentieri ở Brooklyn, New York. Máy tính này đã bị lấy khỏi chiếc xe hơi của cô Marie Argentieri.

Tuy nhiên,cơ quan mật vụ Mỹ khẳng định không có thông tin mật nào trong laptop và cho biết, máy tính được bảo vệ bằng rất nhiều biện pháp an ninh nên không dễ gì lấy được thông tin bên trong.

5. Cuộc gặp giữa ông Trump và bà Merkel
TT Trump và Thủ Tướng Merkel gặp nhau trong Phòng Bầu dục.
Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Merkel gặp nhau trong Phòng Bầu dục.

Ngày 17/3, Thủ tướng Đức và Tổng thống Hoa Kỳ gặp nhau tại  Nhà Trắng. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Trump giành thắng lợi bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Trước cuộc bầu cử, ông Trump nói quyết định của bà Merkel nhận người tị nạn là một "sai lầm thảm khốc" và ông cáo buộc rằng bà đang "hủy hoại nước Đức".

Ông Trump còn đề nghị các nước NATO phải trả nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của họ. Tuy nhiên trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục, các nhà phân tích chính trị tin rằng ông Trump có thể tham khảo ý kiến của bà Merkel về cách tốt nhất để đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bà Merkel đã từng đương đầu với nhà lãnh đạo Nga gây nhiều tranh cãi này, trong khi ông Trump lại ca ngợi ông Putin - gây kinh ngạc cho các nhà lập pháp thuộc cả đảng Cộng hòa và cả đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ.

6. Mưa lớn gây lũ lụt, lở đất kinh hoàng tại Peru

Người dân vật lộn với dòng nước lũ. Ước tính, hơn 115.000 ngôi nhà và 100 cây cầu đã bị phá hủy.
Người dân vật lộn với dòng nước lũ. Ước tính, hơn 115.000 ngôi nhà và 100 cây cầu đã bị phá hủy.

Ít nhất 67 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác phải rời bỏ nhà cửa sau 3 ngày mưa lớn liên tiếp gây lũ lụt và lở đất nghiêm trọng ở Peru. Đây được đánh giá là một trong những đợt thiên tai tồi tệ nhất tại quốc gia này kể từ năm 1998.

Thái Bình

(Tổng  hợp)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.